Làng nghề gốm sứ Bát Tràng: Sống mãi với thời cuộc

Làng nghề gốm sứ Bát Tràng được đánh giá là làng nghề có quy mô lớn và truyền thống lớn nhất cả nước. Gốm sứ Bát Tràng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử không chỉ trụ vững, mà còn rất linh hoạt trong hội nhập và phát triển, trở thành một thương hiệu nổi tiếng của Hà thành.

Nhiều giai thoại

Theo ghi chép của sử sách, làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ Bát Tràng có từ thời Lý, vào năm năm 1010, nhà Lý quyết định dời đô từ Hoa Lư (thuộc tỉnh Ninh Bình) ra Thăng Long (nay là Hà Nội). Cũng vào lúc bấy giờ, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của hai làng là Bồ Xuyên và Bạch Bát (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm cùng gia đình dời quê hương về chốn kinh thành lập nghiệp.

Tại Bát Tràng (xưa gọi là Bạch Thổ) họ đã tìm thấy nguồn đất sét trắng dồi dào làm nguyên liệu thô để sản xuất ra đồ gốm. Như vậy, làng gốm sứ Bát Tràng đã có hàng trăm năm tuổi.

Tuy nhiên, cũng có một tài liệu khác cho rằng gốm sứ Bát Tràng được xuất hiện từ 3 vị Thái học sinh đi sứ Bắc Tống, sau khi trở về đã vào một lò gốm của Trung Quốc, học được một số mẹo thuật làm gốm của người dân bản địa, sau đó về truyền lại cho chốn quê nhà. Hoặc có tài liệu cho rằng những thợ gốm làng gốm Chu Đậu (Hải Dương) đã sang Bát Tràng lập nghiệp, truyền nghề, mở rộng sản xuất từ xa xưa. Tuy độ xác tín của các tài liệu có chi tiết khác nhau, nhưng ta có thể khẳng định được gốm sứ Bát Tràng đã có từ rất lâu đời.

Khẳng định giá trị thương hiệu bằng cách làm truyền thống

Cuộc cải cách ruộng đất 1986, làng nghề gốm sứ Bát Tràng cũng như nhiều làng nghề gốm sứ khác có sự chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường. Mô hình kinh doanh hợp tác xã, kinh tế bao cấp lần lượt giải thể hoặc chuyển giao thành các công ty cổ phần. Tuy nhiên, vẫn còn gia đình duy trì mô hình sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Từ đây, việc sản xuất phát triển, giao thương hàng hóa cũng phát triển theo.

Làng gốm Bát Tràng nay đã trở thành một trung tâm gốm sứ lớn nhất cả nước và khu vực Đông Nam Á, có tiếng vang khắp thế giới. Đây là cơ hội không chỉ giúp Bát Tràng phát triển mạnh sản phẩm, nâng tầm thương hiệu mà còn là nơi thu hút khác du lịch trong nước và quốc tế.

Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú và đa dạng so với trước đây. Các loại sản phẩm như bộ ấm chén trà, bát đĩa, lọ hoa, bình phong thủy... luôn được chú trọng trong việc tạo ra những kiểu dáng mới, độc đáo, không gây sự nhàm chán nhưng cũng không làm mất đi những giá trị cổ xưa của dân tộc.

Hơn hết, các sản phẩm gốm sứ thủ công mỹ nghệ của Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... Châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italy...

Đặc biệt ngày nay du khách khi đến làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng có thể được thực hành nghề làm gốm sứ tại chỗ do các nghệ nhân hướng dẫn, kích thích tính tò mò, tạo nên sự hấp dẫn, muốn khám phá một nghề cổ mà các thế hệ cha ông người Việt đã dày công xây dựng và truyền lại cho muôn đời sau.

Với ngân sách 200 tỷ đồng thành phố Hà Nội đầu tư vào Bát Tràng, việc đẩy mạnh việc sản xuất sản phẩm Bát Tràng đến với rộng khắp người tiêu dùng thế giới không còn quá khó khăn.  Tuy nhiên, quan trọng hơn hết, cái được lớn hơn số tiền trên của Bát Tràng chính là quảng bá một cách tự nhiên nhất hình ảnh quê hương, đất nước và con người Việt Nam bình dị và gần gũi trong lao động sản xuất dựng xây cuộc sống mới, hòa nhập và phát triển cùng khu vực và thế giới.

 

Bài viết khác
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt