18-09-2021, 9:06 am
Nếu là một người mới biết đến bộ ấm chén tử sa, chắc hẳn hơn một lần bạn choáng ngợp bởi loại trà cụ này có quá nhiều tên gọi khác nhau. Hơn nữa, tên của chúng lại rất cổ và khó nhớ.
Xem thêm:
Để hiểu rõ hơn về những cái tên ấy, cùng xem ấm trà gốm sứ tử sa được đặt tên theo những cách nào nhé! Bài viết sẽ tổng kết lại một số phương pháp đặt tên ấm chén tử sa như sau.
Việc đặt tên trà cụ bằng gốm sứ tử sa theo điển tích không còn là phương pháp xa lạ đối với người mê gốm.
Nhiều bộ ấm chén tử sa Trung Quốc thường sử dụng những câu chuyện cổ, điển tích có từ hàng trăm năm để làm tên. Ví dụ như tác phẩm truyền thống “đông pha đề lương hồ”, hoặc xưng “tô đề”.
Người đời tương truyền đó là do đại văn nhân Tô Đông Pha thiết kế lên. Theo triết học cổ, vạn sự trên đời tồn tại luôn tồn tại hai trạng thái đối lập nhau. Đó là âm và dương. Tô Đông Pha đã chọn chỗ nguồn khí dương, người xưa gán ghép thành “đông pha đề lương hồ” dựa trên giai thoại “Tùng phong trúc lô, đề hồ tương hô”.
>>> Xem ngay: Tại sao dưỡng bộ ấm trà tỉ mỉ nhưng vẫn bị xỉn màu?
Những hoa văn họa tiết được khắc tạc, đắp nổi trên bề mặt bộ ấm gốm sứ tử sa sẽ được sử dụng làm tên gọi cho chúng. Cách đặt tên này giúp người mới chơi ấm dễ dàng phân biệt được các dòng sản phẩm với nhau.
Không chỉ có ấm tử sa, mà nhiều sản phẩm bằng gốm sứ Bát Tràng Việt Nam cũng được đặt theo các tích nổi tiếng. Thông thường, hoa văn trên bộ ấm chén ngoài mặt thẩm mỹ, chúng mang những ý nghĩa biểu tượng sâu sa.
Ví dụ như: “Tùng hạc diên niên” tượng trưng cho trường thọ vĩnh cửu lấy hình ảnh của cây tùng chim hạc làm biểu tượng; “Đào hoa phú quý” biểu tượng cho sự giàu có, đủ đầy… Hoặc nhiều khi họa tiết chỉ đơn giản là cành mai, nhành sen hay phù dung bung nở
Bộ ấm chén tử sa liên hoa (đắp nổi sen).
Bộ ấm chén tử sa Trúc Đào khắc chìm.
Phương pháp đặt tên bộ ấm chén tử sa này vô cùng đặc biệt. Cách đặt tên ấm theo chính họ của nghệ nhân thường được nhiều nghệ nhân lớn Trung Quốc sử dụng như Cố Cảnh Chu, Tưởng Dung, Đàm Tuyền Hải…
Vậy làm sao để phân biệt được? Thực tế, mỗi nghệ nhân này thường có những dấu khắc ấn riêng biệt. Dấu khắc ấn được coi như thương hiệu phân biệt của mỗi nghệ nhân ấy. Ấm trà làm từ gốm sứ tử sa được làm thủ công hoàn toàn sau đó sẽ được in dấu khắc ấn này lên ngay trên ấm.
Dấu khắc ấn và những dáng ấm tiêu biểu của nghệ nhân ấm tử sa Trung Quốc Tưởng Dung.
Phương pháp đặt tên này dựa hoàn toàn vào hình dáng ấm mà gọi tên. Vì thế, đây được coi như phương pháp dễ hiểu, dễ nhận biết nhất. Cách đặt tên này mang tính hình tượng trực quan cao, vì thế khiến người nghe dễ hiểu, đọc tên là biết ấm.
Bộ ấm chén tử sa bộ đỉnh ba chân.
Bộ ấm chén tử sa Bát Tràng Bộ chuông nâu chỉ đỏ.
Tuy nhiên nhiều mẫu ấm gốm sứ tử sa thường đặt tên theo từ ngữ Hán Việt. Vậy nên để hiểu, bạn vẫn cần có lượng thông tin kiến thức nhất định. Ví dụ như bộ ấm chén tử sa chuyết cầu (hoặc xuyết cầu) này có hình như hai bán cầu tròn đối nhau tạo nên. Phương pháp đặt tên dễ hình dung nay được đại đa số người dùng yêu thích.
Ngoài ra ấm chén gốm sứ tử sa còn rất nhiều phương pháp đặt tên khác nhau. Chung quy lại, dù phương pháp đặt ra sao thì vẫn đi đến mục đích rằng chiếc ấm của mình có một cái tên thật ý nghĩa. Nếu như một chiếc ấm có cái tên đầy đủ cả hình thái lẫn ý tên, có thể coi như cả thế giới ngũ quan đã thu gọn vào cả chiếc ấm.
Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất
Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt