17-09-2021, 9:10 am
Mua được bộ ấm trà đẹp, tỉ mỉ dưỡng ấm nhưng ấm vẫn không sáng bóng được như mong muốn. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp hết tất cả những vấn đề liên quan đến việc dưỡng ấm này.
Xem thêm:
5 phút đánh tan vết xỉn màu trên bộ ấm chén uống trà
Tìm hiểu tất tần tật về chén tống pha trà?
Bạn có biết: Bộ ấm chén Bát Tràng có tất cả bao nhiêu loại?
Những người hay dùng ấm tử sa, ấm hồng sa hay một số dòng ấm chén khác thường có thú vui dưỡng ấm. Dưỡng ấm giúp cho màu của ấm chén nhuận sắc, tươi mới. Khi hãm trà, nước trà lên đẹp và đều màu hơn.
Đầu tiên khi mua ấm chén về, trà nhân thường khai ấm để đem lại sinh khí cho ấm trà. Đây là công đoạn đánh thức ấm. Sau đó là quá trình nuôi dưỡng ấm để làm đẹp vẻ ngoài đồng thời đưa hương vị trà đến một “cảnh giới” mới.
Nuôi dưỡng ấm pha trà là quá trình ngâm hãm trà qua sự biến đổi liên tục từ nóng sang lạnh và ngược lại. Những bộ ấm trà tử sa, hồng sa sau quá trình dưỡng ấm tỉ mỉ trong thời gian dài sẽ có thân sáng bóng như ngọc.
Nhiều người chăm chú dưỡng ấm những chiếc ấm pha trà vẫn không có được bề mặt nhuận sắc. Hãy cùng tìm hiểu tại sao dưỡng ấm rất kĩ nhưng ấm trà không sáng nhé.
Trước tiên, xác định bộ ấm trà sau khi dưỡng thuộc trường hợp nào dưới đây, rồi cùng xác định nguyên nhân trong từng trường hợp nhé.
Thông thường, sự thay đổi của ấm sẽ bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi, với điều kiện tần suất dưỡng ấm là thường xuyên trong một tuần khi bạn thường xuyên dưỡng ấm. Vì thế bạn cần chú ý tới tần suất và thời gian dưỡng ấm.
Trường hợp đã dưỡng ấm thành công, nếu bạn dừng việc nuôi ấm lại và không sử dụng đến chúng, vẻ sáng bóng cũng sẽ dần mất đi. Sự dưỡng ấm cần kiên trì và tỉ mỉ, đừng vội bỏ cuộc nhé!
Nguyên nhân là bởi hơi tay, khí nước khi sử dụng dính vào thân ấm, những chỗ ấy sẽ bị mất đi vẻ sáng bóng. Vì thế sau khi rót trà, hãy lau qua một lượt để ấm pha trà sang đều nhé!
>>> Xem ngay: 10 bộ ấm tích Bát Tràng sang trọng nhìn là mê
Trong các công đoạn nuôi ấm, có một bước sử dụng trà để dội lên phần thân ấm để tinh dầu được hấp thụ trên bề mặt, sau đó dùng chổi quét bỏ lớp cao trà. Quá trình quét thân này vô cùng quan trọng. Nếu bạn không cọ hoặc quét kĩ, sau một thời gian sử dụng, ấm sẽ dính cáu của trà. Theo thời gian, ấm không những không sáng mà còn trở nên ố vàng hoặc đen xỉn rất mất thẩm mỹ.
Quá trình dưỡng ấm không quá phức tạp. Để có ấm chuẩn, trà ngon, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Làm nóng toàn bộ ấm pha trà trước khi hãm
Dùng nước sôi đổ từ từ và nhẹ nhàng xung quanh bộ ấm trà từ trong ra ngoài ấm. Nước nóng sẽ loại bỏ các chất bẩn, đồng thời làm mở các lỗ khí. Khi pha trà, ấm dễ hấp thụ tinh dầu trà hơn. Nhờ đó về lâu dài, ấm cũng nhuận sắc hơn.
Bước 2: Tưới bên ngoài ấm một lớp nước tráng trà
Hãy tận dụng nước trà để nuôi ấm tử sa bằng cách dội chúng lên ấm lúc ấm đang còn nóng. Các lỗ khí đương mở sẽ hấp thụ tinh dầu trà giúp lên màu cho ấm. Dội xong, bạn nên đổ ngay một lần nước sôi nữa lên ấm. Dùng chổi chuyên dụng quét khắp bề mặt để tránh cao trà bám lên ấm.
Bước 3: Dùng chổi chuyên dụng để dưỡng ấm.
Thời gian quét mặt ấm càng lâu thì ấm pha trà càng sạch và nhanh bóng. Quá trình này yêu cầu sự cẩn thận và tỉ mỉ bởi chỉ cần đi chổi không hết, da ấm không nhuận đều.
Bước 4: Tráng sạch ấm và lau khô bằng khăn sạch
Sau khi hoàn thành 3 bước trên, bạn giữ nguyên trà trong ấm sau đó đổ nước sôi vào ngâm ấm. Đợi nước vừa nguội là có thể đổ trà trong ấm ra. Cuối cùng tráng sạch lại bằng nước sôi và dùng khăn mềm sạch lau lại toàn bộ bộ ấm trà cho khô hoàn toàn.
Lưu ý, không sử dụng chất hóa học mạnh để tẩy rửa ấm chén. Bởi chúng có thể làm khuếch tán, thay đổi mùi vị của trà, mất đi vẻ bóng đẹp của ấm.
Trên đây là những trường hợp bộ ấm trà không sáng sau khi dưỡng. Mỗi trường hợp đều có những nguyên do riêng. Dựa theo những nguyên do đã phân tích, bạn hãy thay đổi cho đúng để ra được thành quả ấm pha trà tươi mới và bóng đẹp nhé!
Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất
Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt