Cách bày mâm bồng ngày Tết để cả năm may mắn

Mâm bồng ngũ quả là phần tinh túy không thể thiếu trên bàn thờ của gia đình Việt vào ngày Tết nguyên đán. Dù có sự khác biệt trong cách bày mâm bồng ngày Tết nhưng vùng miền nào cũng cần đủ 5 sắc màu tượng trưng cho ngũ phúc.

Mâm bồng men lam cổ Bát Tràng

Cách để mâm bồng trên ban thờ gia tiên đúng chuẩn phong thủy

Ý nghĩa bát hương trên ban thờ trong văn hóa Việt

Có nên mua bát hương gốm Bát Tràng thờ gia tiên?

 

Ý nghĩa mâm bồng ngày Tết

Dựa vào câu nói “Đông bình, Tây quả”, vậy nên mâm bồng có thể đặt ở phía Tây, phía Đông là lọ hoa ban thờ. Một cách khác thường dùng ở hiện tại đó là đặt mâm bồng trước bát hương, cân xứng hai bên bàn thờ.

Theo quan niệm Phương Đông, thế giới được tạo nên từ 5 bản nguyên, 5 yếu tố cấu thành vũ trụ, gọi là “ngũ hành”: Kim - Mộc - Thuỷ - Hỏa - Thổ tương ứng với các màu trắng, xanh, đen, đỏ, vàng.

Việc bài trí nhà cửa hay ban thờ cũng đều cần hòa hợp yếu tố ngũ hành trong phong thủy giúp mọi sự đều hanh thông, thuận lợi. “Ngũ” trong ngũ quả còn mang hàm ý tượng trưng cho 5 mong ước lớn nhất của đời người, đó là Phúc, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Đây cũng là ý nghĩa khi đặt mâm ngũ quả trên ban thờ. Bên cạnh đó, mâm ngũ quả còn biểu trưng cho những thành quả lao động sau một năm. 5 loại quả hàm ý cho việc mồ hôi công sức của gia chủ đã được đền đáp, tựu thành trái ngọt để dâng lên ông bà tổ tiên với tất cả lòng thành kính

Cách bày mâm bồng ngày tết còn thể hiện mong muốn một năm mới suôn sẻ, sung túc. Số 5 tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi nảy nở, mang hi vọng công thành danh toại, tiền tài sung túc cho năm sau.

Cách bày mâm bồng ngày Tết với 5 loại quả truyền thống

Cách bày mâm bồng ngày Tết đủ và đẹp thì 5 loại quả trên mâm nên là 5 loại quả có màu sắc khác nhau, tạo vẻ tươi mới, tràn đầy sức sống cho không gian bàn thờ ngày tết.

5 loại quả thường được dùng bày trên mâm bồng là: chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam. Mỗi loại quả lại có ý nghĩa phong thủy khác nhau: giàu có, sang trọng, trường thọ, khỏe mạnh, bình an.

Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền, phong tục tập quán và đặc trưng về khí hậu khác nhau nên mỗi địa phương lại có sản vật khác nhau. Vì vậy, cách bày mâm bồng ngày Tết có thể linh động trong việc trang trí các loại quả.

Ví dụ, ở miền Bắc, cách bày mâm bồng ngày Tết thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Trong khi đó, miền Nam lại kiêng kỵ nải chuối trên bàn thờ bởi theo tiếng địa phương, chuối đọc lái thành “chúi”, mang nghĩa “chúi đầu” - tức vất vả cả năm.

Cách bày mâm bồng ngày tết của miền Nam thường gồm: mãng cầu (vạn sự như ý) – sung (sung túc) – dừa – đu đủ (chơi chữ trong từ đủ đầy, no đủ). Phía chân đế có thể đặt thêm trái dứa (thơm), hàm ý “cầu thơm vừa đủ xài”.

Ý nghĩa các loại quả trong cách bày mâm bồng ngày Tết

Những loại quả để sử dụng bài trí tạo nên mâm ngũ quả truyền thống vào ngày Tết phải là những loại quả mang ý nghĩa tâm linh. Một số loại quả có thể kể đến mang ý nghĩa đặc biệt như:

Lê (hay mật phụ): Lê có vị ngọt nhưng lại không gắt mà lại thanh thanh. Lê bài trí trên mâm bồng ngụ ý mọi việc được hanh thông, suôn sẻ.

Lựu: Trái lựu tươi thắm, căng mọng mang nhiều hạt nhỏ bên trong, tượng trưng cho gia đình hạnh phúc, con đàn cháu đống.

Đào: Quả đào là biểu tượng của hôn nhân và tuổi thọ. Dâng đào lên bàn thờ thể hiện mong ước các thành viên gia đình mạnh khỏe, xua đuổi được tai ương, bệnh tật.

Mai: Là loài hoa của hạnh phúc, không cô đơn.

Quả phật thủ, nải chuối xanh: Quả phật thủ hoặc nải chuối xanh có hình dáng giống với bàn tay đức Phật. Nếu đặt trên mâm bồng thường được đặt chính giữa với ý nghĩa tâm linh bảo bọc, chở che cho các thành viên trong gia đình tránh khỏi tà ma, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Táo: Loại táo được dùng trong cách bày mâm bồng ngày Tết phải là loại táo đỏ. Táo đại diện cho phú quý, đem lại tài lộc cho gia đình.

Hồng, quýt: Đây là ba loại quả tượng trưng cho sự thành đạt. Sắc màu rực rỡ của hồng, quýt thu hút nguồn năng lượng dương giúp tránh được những điềm xui rủi, khiến cho con đường công danh thuận lợi, thăng tiến.

Thanh long: Thanh long là biểu tượng của rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc, gia đình sung túc, dư dả cả năm.

Bưởi, dưa hấu: Là những loại quả mọng nước, tép bưởi căng tròn, dưa hấu mát lành là sự hứa hẹn đầy ngọt ngào, may mắn cho một năm mới an khang, thịnh vượng.

Quả trứng gà (hay Lê-ki-ma): Trứng gà là loại trái cây có hình giống quả đào tiên, hàm ý lộc trời.

Sung: Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe và tiền bạc. Sung đồng âm với sung túc, biểu thị sự no đủ.

Đu đủ: Cũng có yếu tố đồng âm như sung, đu đủ mang đến sự thịnh vượng đủ đầy.

Xoài: Xoài khi đọc lên có phát âm na ná như “xài”, đồng âm với “tiêu xài”. Vì thế, xoài khi bài trí trên mâm bồng để cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

Để bài trí được đầy đủ các loại quả đáp ứng được trọn vẹn cách bày mâm bồng ngày Tết, gia chủ nên lựa chọn các loại mâm bồng có đường kính rộng. Nếu diện tích ban thờ rộng, có thể sử dụng nhiều mâm bồng nhỏ để bàn thờ thêm sinh động.

Gốm sứ Bảo Khánh chuyên cung cấp các loại mâm bồng với đầy đủ các kích cỡ, chất lượng cao, 100% được chế tác tại làng gốm Bát Tràng.

Để mua các sản phẩm đồ thờ như mâm bồng, bát hương, quý khách có thể trực tiếp nhắn tin trên website hoặc gọi điện thoại tới hotline 0901 500 333 - 0886 855 575 - 0886 323 323 để được tư vấn miễn phí.

Bài viết khác
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt