Hướng dẫn sử dụng chum ngâm rượu Bát Tràng

Với người sành rượu thì ngâm rượu trong chum sành là một lựa chọn không thể bỏ qua. Nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng chum ngâm rượu Bát Tràng đúng cách.

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng chum ngâm rượu, ta sẽ phải chọn lựa chum phù hợp trước khi tiến hành ngâm rượu.

Tìm hiểu chum ngâm rượu giá rẻ

Ta có thể hiểu đơn giản chum giá rẻ là chum được làm với những nguyên liệu pha khác vào, và quá trình sẽ giảm bớt đi một số công đoạn.

Các loại chum được tráng men thường có giá rẻ:

+ Chum sành tráng men: nhìn vào sẽ thấy rất giống sành nhưng nhìn bóng bẩy hơn và màu men đều không thô như gốm sành.

+ Chum men sành bóng: phần miệng chum vẫn còn màu gốm đỏ do chưa được nung ở nhiệt đúng tiêu chuẩn. Phần bên ngoài chum được phủ một lớp men bóng nên nhìn khá bóng và đều, sờ tay là thấy bề mặt trơn nhẵn.

+ Chum tráng men giả sành: phái bên ngoài thành vẫn được tráng men, nhưng phần đáy chum vẫn để trắng hoặc phủ 1 lớp màu lên.

Các chum này nhìn có vẻ rất đẹp, nhưng thường chỉ được sử dụng vào việc trang trí, đựng rượu uống nhưng nếu dùng để ngâm rượu sẽ rất hại.

Rượu ngâm trong các chum được tráng men trong thời gian dài các lớp men bão hòa trộn lẫn rượu sẽ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Chum sành không tráng men thì có gì khác ?

So với chum sành được tráng men thì loại chum không tráng men được làm bằng đất sét đặc, và lựa chọn rất kỹ nguồn nguyên liệu trước khi tạo hình.

Nhiệt độ nung ở chum không tráng men ở nhiệt độ cao hơn 1300 độ C trong khi các loại chum được tráng men thì nung ở nhiệt độ thấp hơn. Điều này sẽ khử hết các độc tố kim loại bên trong chum, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Cách lựa chọn chum ngâm rượu Bát Tràng

Thông thường các chum ngâm rượu không tráng men được làm hoàn toàn bằng thủ công, để đáp ứng những tiêu chuẩn thị trường thì làng nghề Bát Tràng đã áp dụng một số công nghệ lò gas vừa đảm bảo an toàn cho sản phẩm, lại vừa đảm bảo sức khỏe cho người dùng.

Một số nhận diện:

+ Màu sắc nâu hoặc đỏ trầm, do chum được nung ở nhiệt độ 1300 độc C và hạ dần nhiệt xuống thấp, quá trình diễn ra liên tục trong vòng 70 tiếng.

+ Âm thanh nghe vang và trong như tiếng chuông. Nguyên nhân là do nung ở nhiệt độ cao tạo thành.

+ Bề mặt chum bóng ít không đều, chạm vào ấm cảm nhận tương đối ấm hoặc mát nhẹ.

+ Kiểm tra các vết rạn, nứt của chum.

+ Do được làm hoàn toàn 100% đất sét nên sẽ nặng hơn các loại chum được tráng men.

Kích thước chum cũng rất quan trọng, thường sẽ nên chọn các loại chum có kích thước từ 20 – 30 – 40 lít. Nếu căn nhà bạn đủ lớn hoặc căn hầm đủ lớn thì có thể lựa chọn mua một chum lớn, còn không mua chum mức vừa phải.

Nếu bạn có ý định kinh doanh rượu thì nên mua chum to cỡ 100 lít trở lên.

Hướng dẫn sử dụng chum ngâm rượu Bát Tràng

Sau khi đã chọn được chum sành ưng ý thì bạn cần vệ sinh, rửa sạch chum.

Rồi ta úp chum ngược xuống và kê một góc miệng chum lên khoảng 2cm, để chum thoát hơi ráo nước nhanh khô và không bị ẩm mùi.

Sau khi chum đã khô thì ta chọn vị trí để cố định cho chum, phải đảm bảo rằng chum luôn cố định chắc chắn không bị cập kênh.

Rượu ngâm thì thường sẽ có các nguyên vật liệu như: con vật, hoa quả, thuốc bắc,…. Ta sẽ bắt đầu đặt những nguyên liệu này vào trước, sau đó mới bắt đầu đổ rượu vào để ngâm.

Khi đổ rượu cần lưu ý đổ bên dưới cổ chum khoảng 4 – 6 cm. Sau đó bắt đầu tiến hành bịt miệng, đật nắp chum.

Cách đậy nắp chum:

Cần chuẩn bị các vật dụng sau:

+ Nắp chum: 1 cái

+ Nilon loại trong suốt, không bị rách thủng: 3 miếng

+ Dây cao su: 1 sợi (dài 120cm trở lên, bản rộng 1cm)

+ Vải lụa đỏ: 1 miếng (khi mua chum đã được tặng kèm)

+ Sợi dây nilon đỏ hoặc dây vải đỏ bản 1- 2cm: 1 sợi (dài khoảng 100cm trở lên).

Cách thực hiện:  bắt đầu phủ 2 miếng nilon vào miệng chum, rồi đậy kín nắp chum vào, chú ý phần giữa của nilon sẽ lõm xuống dưới miệng chum do nắp chum đè xuống.

Xong rồi lại phủ thêm miếng nilon còn lại lên trên nắp, rồi dùng tay vuốt toàn bộ phần nilon xung quanh chum xuống dưới cổ chum, rồi dùng dây cao su kéo căng và quấn chặt phần nilon vào cổ chum.

Phải kiểm tra lại lần nữa để đảm bảo là đã buộc chặt, bởi hơi rượu trong chum không thoát ra ngoài dù chỉ là những cái nhỏ nhất.

Sau cùng sử dụng 1 miếng vải đỏ phủ lên trên cùng chum và dùng dây nilon hoặc vải quấn quanh cổ chum.

Các chú ý khi ngâm rượu:

+ Khi ủ rượu trong một thời gian dài, lúc mở ra để múc uống thì sẽ thấy rượu vơi đi một ít. Vì chum sành đã hoạt tính các chất độc bên trong rượu.

+ Kiếm tra rượu sau khi đã ngâm được 15 – 30 ngày, nếm thử để kiếm tra mùi vị rượu.

+ Đáy chum bên ngoài có hiện tượng mốc trong quá trình sử dụng, điều đó chứng tỏ đây là loại chum không tráng men. Nguyên nhân là do quá trình ngâm rượu, chum thẩm thấu các chất độc andehit đã được hấp thụ và đẩy ra ngoài.

+ Sau lần ủ rượu đầu tiên, để chum vẫn tiếp tục phát huy chức năng thì không ủ ngay trong lần tiếp theo, mà ta sẽ rửa chum thật sạch. Sau đó lại đem đi phơi khô từ 15 – 30 ngày. Rồi lúc đó mới bắt đầu ủ tiếp lần 2.

Hy vọng bài viết này giúp bạn có thêm kiến thức về chum ngâm rượu Bát Tràng và cách ngâm rượu đúng cách, để bạn có thể tự tay mình làm ra loại rượu ngâm đúng chất và hợp vị bản thân.

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT MUA SẢN PHẨM GỐM SỨ:

Công ty TNHH Gốm Sứ Bảo Khánh

Hà Nội - Địa chỉ: Xóm 1, Giang Cao, Bát Tràng, Hà Nội

Điện thoại: 04.36 715 195

Facebook: http://www.facebook.com/gomsubaokhanh

Email: sales@chogombattrang.vn

 

Bài viết khác
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt