30-10-2023, 10:42 am
Bàn thờ gia tiên hay thờ các vị Thần Phật đều là những chốn tâm linh mà con người không thể sơ suất. Nếu bạn muốn lập hay thay đổi bàn thờ mới, luôn có những nguyên tắc nhất định. Bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin về thay bàn thờ mới vào ngày nào, những nguyên tắc nhất định phải biết để tránh phạm kỵ.
Xem thêm:
Bàn thờ thường được làm bằng gỗ tự nhiên nguyên khối nên có chất lượng tốt, ít bị hư hỏng mối mọt nên có tuổi thọ cao, không cần thường xuyên thay mới. Song, có nhiều trường hợp, gia đình cần phải chuyển sang bàn thờ mới như bàn thờ bị xuống cấp do tuổi thọ, việc bảo quản không hợp lý.
Bàn thờ là nơi linh thiêng, chốn an ngự của các bậc thần linh gia tiên. Vậy nên mọi sự không vẹn toàn trên bàn thờ đều có thể ảnh hưởng đến phong thủy và vận mệnh của cả gia đình.
Lúc này, gia chủ cần thay bàn thờ mới để giữ được sự trang trọng, tôn nghiêm cần phải có trong không gian thờ cúng. Ngoài ra, cũng để thể hiện tấm lòng thành kính và cái tâm hướng về cội nguồn. Khi thay bàn thờ, bạn cần nắm rõ được các thủ tục, nguyên tắc, thay bàn thờ mới vào ngày nào cho hoàng đạo…
Để biết những điều đó, bạn có thể tham khảo thêm ở những phần dưới. Gốm sứ Bảo Khánh sẽ giải đáp đầy đủ cho bạn .
Theo quan niệm dân gian, phàm những việc trọng đại, cần coi ngày lành tháng tốt giờ đẹp để làm, tránh những ngày hung vận xấu. Vì thế, nhiều gia đình suy nghĩ về việc thay bàn thờ mới vào ngày nào là hợp lý để mọi chuyện hay thông, gia đình bình an may mắn.
Với vấn đề ngày, các chuyên gia phong thủy khuyên rằng, khi thay bàn thờ gia tiên mới, gia chủ có thể xem lịch vạn niên để chọn ra những ngày tốt, khung giờ đẹp làm lễ. Nếu bạn vẫn không yên tâm, bạn có thể mời những người có kinh nghiệm về vấn đề này để chọn được ngày giờ đẹp, hợp tuổi với gia chủ.
Thực ra, quan niệm ngày giờ đẹp cũng tựa như một cách giải tỏa tâm lý của con người. Bạn cũng không nên quá khắt khe hay nặng nề với vấn đề này. Thông thường, người ta hay thay bàn thờ mới vào ngày tuần rằm hàng tháng. Do đó, bạn có thể chọn ngày mùng 1 hoặc rằm âm lịch của tháng để làm lễ thay mới bàn thờ.
Để tránh mắc phải những điều phạm kỵ khiến thần linh gia tiên quở trách, gia chủ cần nắm rõ các nguyên tắc và thủ tục thay bàn thờ mới như sau:
Trước tiên, bạn hãy dọn dẹp bàn thờ cũ thật sạch sẽ và chuẩn bị kỹ càng các món đồ lễ để thắp hương. Mâm lễ dâng bàn thờ thường là mâm lễ mặn hoặc chay tùy gia đình, cơ bản sẽ bao gồm: đĩa xôi, gà hoặc lợn luôc, 5 quả trứng gà sống, thịt lợn vai 2 lạng để sống rồi mới luộc chín sau lễ, trầu cau, rượu - muối - gạo để riêng, hoa tươi, quần áo quan, mũ ngựa bằng giấy, tiền vàng, nến hương đèn thờ.
Những món đồ này, gia chủ cần chuẩn bị tươm tất trước khi hành lễ để mọi sự được trơn tru, thuận lợi. Sau đó, bạn bày trí lễ vật lên ban thờ, dâng hương và đọc văn khấn thay bàn thờ mới, xin phép thần linh tổ tiên cho phép mang các vật thờ cúng trên bàn thờ hạ xuống.
Ngoài ra, gia chủ cũng có thể kiểm tra sự chứng giám và đồng ý của tổ tiên bằng cách xin đài âm dương.
Cuối cùng, khi dọn dẹp bàn thờ cũ, bạn có thể hóa tro và đem trải trong vườn. Các món đồ thờ không dùng đến tuyệt đối không vứt vào những nơi ô uế, bẩn thỉu sẽ làm ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình. Chân hương cũ đem hóa tro đổ ra sông hoặc hòa nước tưới cây.
Khi thay bàn thờ mới, thông thường nhiều gia đình cũng thay luôn các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ. Đồ thờ hạn chế dịch chuyển, hỏng hóc vì vậy bạn hãy nhớ lựa chọn những vật phẩm chất lượng để tránh những vấn đề không tốt phát sinh sau này.
Nếu bạn thích các sản phẩm đồ thờ gốm sứ Bát Tràng, liên hệ ngay với Gốm sứ Bảo Khánh chúng tôi. Bảo Khánh cam kết:
Như vậy, bài viết đã cung cấp những kiến thức về việc thay bàn thờ mới vào ngày nào hợp lý cũng như những thủ tục, lưu ý khi thay bàn thờ. Liên hệ 0798 252 252 (Gốm sứ Bảo Khánh) nếu muốn hỗ trợ thêm nhé.
Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất
Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt