22-09-2023, 9:38 pm
Không chỉ là Tết đoàn viên, ngày để vui chơi của trẻ em, Tết Trung thu cũng là một ngày quan trọng thể hiện sự biết ơn, thành kính của con cháu. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cúng rằm tháng 8 2023 đầy đủ và chi tiết nhất.
Tham khảo:
Mâm lễ cúng rằm Trung thu có sự khác nhau giữa các vùng miền, địa phương. Nhưng nhìn chung, chúng cũng có những điểm chung không thay đổi về các món trong mâm lễ cúng như:
Ngày nay, người ta thường linh hoạt hơn trong cách bài trí mâm cúng rằm thàng 8 Trung thu. Bạn có thể bày biện theo sở thích của mình hoặc điều kiện của gia đình. Song, mâm cúng Trung thu cũng cần bày biện đủ những thứ như đã liệt kê ở phần trên.
Mỗi miền lại có những đặc trưng trong cách bài trí. Ví dụ, miền Bắc thường trưng bày các loại quả như chuối, bưởi, đào, hồng, cam,... Trong khi đó, miền Nam lại hay dùng những loại quả màu sắc hơn như đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung…
Việc bài trí mâm cỗ cúng rằm trung thu không nhất thiết phải tuân theo một nguyên tắc cụ thể. Gia đình có thể thoải mái trang trí miễn sao hài hòa giữa các loại quả, khi dâng lên bàn thờ cho thần linh tổ tiên sinh động và đẹp mắt.
Trung thu là ngày rằm 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, hay theo quan niệm xưa là “giữa thu” với ý nghĩa đã qua nửa thu, đồng thời cũng thể hiện cho một mùa thu hoạch đã kết thúc, là lúc thích hợp tổ chức lễ hội vui chơi.
Trung thu là ngày trăng tròn và sáng nhất năm. Trung thu năm 2023 rơi vào ngày 29 tháng 9 dương lịch, tức thứ 6. Vì vậy, bạn hãy bắt tay chuẩn bị mâm cúng vào ngày này nhé.
Về giờ giấc thắm hương rằm trung thu, bạn có thể linh động theo lịch rảnh rỗi trong ngày của bản thân hoặc gia đình. Bạn có thể thắp sớm từ chiều 14 hoặc chiều 15 âm lịch vào trước 6 hoặc 7 giờ tố. Nếu không, hãy thắp hương sáng ngày 15 lúc trước 9-10 giờ sáng.
Nếu có cơ hội, tốt nhất nên thắp hương vào buổi tối. Bởi đây là thời gian rảnh rỗi của nhiều người. Quây quần bên mâm cỗ trung thu cũng là lúc gia đình có cơ hội đoàn viên, sum họp, có những phút giây thân tình và tâm sự gắn kết tình cảm với nhau.
Dưới đây là bài cúng (theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin) được nhiều người sử dụng trong dịp lễ rằm tháng Tám.
- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại
Tín chủ (chúng) con là:………………………………….Tuổi:………………..........
Ngụ tại:………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Với những gợi ý trên, Gốm sứ Bảo Khánh hi vọng đã giúp bạn chuẩn bị được mâm cỗ Trung thu chu đáo và đúng thời điểm. Chúc bạn một ngày lễ vui vẻ. Đừng quên rằng Bảo Khánh luôn có sẵn các khay bài trí bánh kẹo trung thu cực đẹp. Gọi ngay để được tư vấn nhé: 0798 252 252.
Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất
Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt