18-09-2018, 9:59 am
Để tạo ra một sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đẹp mắt và tinh tế phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất phải kể đến nguồn nguyên liệu chính là đất làm gốm sứ. Vậy, để rõ hơn thông tin hãy cùng Gốm sứ Bảo Khánh theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Những sản phẩm được làm thủ công hoàn toàn từ đất sét trắng chỉ có tại làng gốm cổ Bát Tràng. Đặc điểm của loại đất này là có độ dẻo cao, khó làm tan trong nước, hạt mịn, ẩm và rất dễ tạo hình, có thể chịu lửa lên tới khoảng 1650 độ C.
Hiện nay, đất Trúc Thôn và đất Cao Lanh là 2 loại đất chủ yếu trong sản xuất ra các sản phẩm của Bát Tràng. Đặc biệt, đây cũng chính là 2 loại đất cao cấp được sử dụng nhiều trong sản xuất gốm sứ cao cấp.
Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng dưới tay nghề của các nghệ nhân Bát Tràng đều trở thành những “kiệt tác gốm sứ” phủ lên mình lớp men hoa văn và màu sắc tinh tế làm hài lòng các vị khách khó tính nhất. Mỗi một loại đất được sử dụng để làm nguyên liệu tạo nên sản phẩm gốm sứ Bát Tràng có đặc điểm vật lý khác nhau.
Đặc điểm của đất Cao Lanh
Với đặc điểm đất có tính bở, chịu được qua lửa và nung ở nhiệt độ cao tạo thành sản phẩm vững chắc, bền đẹp, đất cao lanh là một trong những nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm gốm sứ Bát Tràng gia dụng, sứ mỹ nghệ, sứ cách điện, sứ vệ sinh..
Đất cao lanh có nhiều loại và làm được nhiều sản phẩm gốm sứ khác nhau nên các người thợ gốm thường dùng loại đất này làm các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng với nhiều mẫu mã và giá thành khác nhau. Ngoài ứng dụng trong làm gốm, đất cao lanh còn được sử dụng trong công nghệ cao su, giấy, sơn, sợi thủy tinh,…
Đặc điểm của đất Trúc Thôn
Tương tự như đất cao lanh, đất trúc thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám và chịu được nhiệt độ khá cao. Tuy nhiên, đất Trúc Thôn có nhược điểm là hàm lượng oxit sắt khá cao nên khi sấy sẽ bị ngót và sản phẩm không được trắng sáng.
Xử lý và pha chế đất đây là một trong những quy trình làm gốm sứ Bát Tràng quan trọng hiện nay. Trong nguyên liệu làm gốm, thường lẫn các tạp chất nên khi tạo ra các sản phẩm, người nghệ nhân ngoài việc dựa vào các yêu cầu của từng loại gốm còn phải chú ý pha chế đất khác nhau.
Xử lý đất làm gốm Bát tràng thông qua ngâm nước ở 4 bể có độ cao khác nhau là bể đánh, bể lắng, bể phơi và bể ủ. Độ cao của các bể lần lượt giảm dần. Đây là công đoạn vất vả và quan trọng nhất trong quy trình làm gốm sứ Bát Tràng cao cấp, đòi hỏi sự tỉ mỉ, phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể xử lý được những phát sinh trong khi thực hiện.
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp hiện đại hóa, công đoạn xử lý đất được thực hiện bằng máy móc giúp tăng năng xuất và giảm được chi phí cũng như công sức của thợ làm gốm. Đất khi được lấy về sẽ được trộn theo một tỷ lệ nhất định sau đó cho vào bình nghiền cùng với một lượng nước cụ thể. Sau đó sẽ tạo ra hồ và hồ này sau khi được khử sắt sẽ tạo ra đất dẻo làm gốm. Thợ làm gốm lấy đất dẻo này để sáng tạo, chế tác ra các sản phẩm gốm sứ cao cấp, tinh tế và giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt. Để tạo ra một sản phẩm gốm sứ Bát Tràng như ấm chén Bát Tràng, gốm sứ gia dụng, lọ lộc bình, chum sành ngâm rượu, bình hút Tài Lộc....đến tay người tiêu dùng, đòi hỏi sự tinh tế, tỉ mỉ của từng công đoạn từ việc chọn đất, xử lý và pha chế đất.
Việc chọn lựa nguyên liệu sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của sản phẩm. Những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng là tinh hoa của làng nghề gốm sứ, là đứa con tinh thần của những nghệ nhân làm gốm. Với mong muốn đưa những sản phẩm gốm sứ Bát tràng đi xa hơn nữa, được nhiều người biết đến hơn nữa những người thợ làm gốm không ngừng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo để tạo nên những sản phẩm gốm sứ cao cấp nhất.
Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất
Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt