“Vua men” gốm sứ Bát Tràng – Nghệ nhân nhân dânTrần Độ

Khi nói về gốm sứ Bát Tràng thì không thể không nhắc tới nghệ nhân Trần Độ. Ông là người duy nhất được chọn để thực hiện lô hàng đặc biệt gồm 219 món đồ gốm với gần 10 loại sản phẩm phục chế theo nguyên mẫu còn lưu giữ trong sách cổ và mẫu lưu tại Bảo tàng Nghệ thuật, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Trần Độ sinh năm 1957, ông thuộc dòng họ Trần và thuộc thế hệ thứ 18 tại làng gốm sứ Bát Tràng. Ngay từ năm lên 10 tuổi, ông đã có duyên với đất gốm sứ, ông đã tự tay nặn ra các đồ vật bắt mắt, khiến cho cả những người thợ cao niên cũng phải kinh ngạc.

Quá trình của “Vua men” gốm sứ Bát Tràng

Năm 1975, ông bắt đầu làm công nhân tại một xí nghiệp gốm sứ tại làng Bát Tràng.

Hai năm sau, ông tham gia nghĩa vụ và cho tới năm 1982 thì ông ra quân và trở về tiếp tục làm việc tại các xí nghiệp gốm sứ tại Bát Tràng. Ông từng được cử đi 6 tỉnh phía Nam để nghiên cứu về gốm sứ.

Năm 1989, ông đã quyết định tự mở lò riêng và tự sản xuất các mặt hàng gốm sứ theo kiểu cách riêng của mình.

Ông hiện đã là tác giả của hơn 80 tác phẩm nghệ thuật gốm sứ khác nhau.

Những sản phẩm đồ gốm sứ của ông đã từng theo chân thử tướng Phan Văn Khải sang Mỹ, Canada để làm quà cho các đại sứ quán ở các nước. Và đó chính là niềm tự hào về các sản phẩm gốm sứ tại làng Bát Tràng.

Cơ sở sản xuất của ông đã từng đón tiếp rất nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của đất nước, trong đó có cả chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Câu chuyện về “Vua men” Trần Độ

Mỗi người làm gốm sứ đều có một sở trường riêng như các đường nét thẳng, tam giác, so le, cắt vát,…

Còn riêng Trần Độ ông lại chọn cho mình một kiểu cách riêng biệt hoàn toàn, không hề đơn giản với việc tìm tòi phục chế những hình khối, màu men cổ.

Tính sở về khoản gia tài công thức làm men của Trần Độ thì ông hiện sở hữu hơn 70 bài men khác nhau. Riêng dòng men ngọc, ông có tới 12 công thức khác nhau cùng với 12 biến tấu của loại men này. Rồi men lam, men rau, men đá, men chảy, men nâu, men đen... Màu men nâu rất lạ ở Bát Tràng, nhưng đã được ông tạo ra.

Từ việc phục chế các màu men, ông đã sử dụng chính những màu men đó để làm lại các sản phẩm cổ từ thời nhà Lý – Trần – Lê như: lư hương, lọ, chum, bát đĩa được thể hiện qua các lớp men rạn, men xanh ngọc, nâu,…. Ông đã phục chế hơn 50 hiện vật.

Loại men nâu rất được các khách hàng Châu Âu ưa chuộng, và cũng nhờ loại men nâu đặc trưng này mà ông đã nhận được rất nhiều hợp đồng từ các doanh nhân người Nhật.

Với ông màu men của bộ gốm sứ Bát Tràng không chỉ là để tô thêm sắc màu cho những sản phẩm gốm sứ mà nó còn là những “giọt mồ hôi” cả toàn bộ công sức ông dồn sức cho nó.

Trong màu men của Trần Độ luôn khiến những người ngắm nhìn cảm nhận được sắc màu của Phật Giáo ở bên trong. Đó chính là sắc màu của đời thường mà cũng chập chờn như của cõi hư vô…

Những bộ sản phẩm gốm sứ tại Bát Tràng luôn mang những sắc màu riêng, từ những ý nghĩa phong thủy độc đáo cho tới sắc màu cổ kính càng làm tăng thêm giá trị của dòng sản phẩm gốm sứ này.

Nhờ Trần Độ “vua men” của làng gốm sứ Bát Tràng mà các sản phẩm gốm sứ sau này có rất nhiều màu sắc độc đáo, bắt mắt. Cho tới ngày nay, dù có trải qua bao nhiêu thời kỳ thì men gốm Bát Tràng vẫn giữ mãi được hồn cốt riêng biệt của nó và không ngừng cải tiến sản phẩm bởi nhờ những nghệ nhân như Trần Độ.

(Gốm sứ Bảo Khánh sưu tầm & tổng hợp)

Bài viết khác
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt