09-05-2023, 9:23 am
Mỗi một vật phẩm trên bàn thờ gia tiên đều tăng tính linh thiêng, trang trọng cho không gian thờ tự, đồng thời mang những ý nghĩa tâm linh riêng. Đôi hạc thờ bằng sứ đại diện cho sự thoát tục, trường cửu. Cùng tìm hiểu thêm ý nghĩa của vật phẩm này nhé.
Xem thêm:
Bàn thờ là nơi quy tụ tâm linh của các vị thần linh gia tiên. Tín ngưỡng dâng hương mang ý nghĩa kết nối giữa con cháu với các thế hệ trước. Bàn thờ phải đầy đủ các món đồ thờ cúng cơ bản phục vụ cho việc thắp hương, cúng lễ. Điều này cũng phần nào thể hiện lòng thành tâm của con cháu tới gia tiên của mình.
Bộ hạc thờ bằng sứ thường nằm trong bộ tam sự hoặc bộ ngũ sự. Đó là gồm các vật phẩm như đỉnh đồng, đôi chân nến cùng đôi hạc đứng trên mai rùa.
Hình ảnh hạc cưỡi rùa trong văn hóa ẩn chứa nhiều ý nghĩa biểu tượng. Chúng ẩn dụ cho những điều tốt đẹp, gợi nhắc đến những mong muốn mà người đời trước muốn truyền tới thế hệ con cháu của mình.
Rùa và hạc vốn là những loài linh vật mang phẩm chất cao đẹp, quý báu của trời đất. Vì thế, gia chủ có thể dùng bộ tam sự, ngũ sự có chứa cặp hạc thờ bằng sứ để đặt lên bàn thờ gia tiên nhằm tăng tính tôn nghiêm cho không gian thờ cúng.
Tham khảo: Bộ đồ thờ cúng Bát Tràng chính hãng, giá rẻ
Hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa mang nhiều ý nghĩa văn hóa đặc biệt.
Ý nghĩa hình tượng rùa và hạc trong tâm linh
Chim Hạc trong văn hóa Việt là loài chim tiên quý đại diện cho sự thuần khiết, khí phách và thanh liêm, biểu tượng cho người tu sĩ, hiền nhân quân tử. Vì thế, hạc thường là nguồn cảm hứng hoặc xuất hiện trong các đồ vật cúng tiễn cao quý.
Loài chim tiên này trong truyền thuyết còn được biết đến là loài “thọ bất khả lượng” tức sống lâu không thể tính. Biểu tượng hạc thờ bằng sứ đặt lên bàn thờ gia tiên mang đến ý nghĩa dù ông cha đã ở một thế giới khác nhưng vẫn luôn trường tồn, vĩnh cửu dù có biết bao thế hệ tiếp nối.
Tương tự, rùa trong văn hóa Á đông nói chung cũng là linh vật của trời đất. Rùa cũng là loài vật có tuổi thọ lâu, nên là biểu tượng của sự vĩnh cửu nguồn cội.
Ý nghĩa hình ảnh hạc đứng trên mai rùa
Bộ hạc thờ bằng sứ với hình ảnh hạc trên mai rùa được chế tác dựa trên một điển tích xưa cũ. Khi ấy, hạc và rùa là đôi bạn thân, rùa giúp hạc di chuyển đến nơi đất cao vào mùa lũ. Trong khi hạc lại giúp rùa tìm tới chốn ao hồ có nước trong ngày hạn. Đây là biểu tượng của tình bạn cao đẹp, sự tương hỗ hết mình để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Hạc là loài thiên điểu trên trời, rùa cũng là linh vật cao quý dưới đất. Hai hình ảnh biểu tượng này còn đại diện cho sự hòa hợp âm dương. Hai hình ảnh biểu tượng này còn đại diện cho sự hòa hợp âm dương. Điều này là cần thiết để giữ cho cuộc sống dương gian yên bình, không bị quấy phá bởi những thế lực âm xấu.
Vì vậy, ngoài việc đặt đôi hạc thờ bằng sứ lên bàn thờ gia tiên, ta cũng thường bắt gặp hạc ở những sân, cổng của miếu điện thờ trong đình chùa.
Không gian thờ tự luôn là nơi linh thiêng, có ảnh hưởng đến khí vận trong nhà. Các vật phẩm trên bàn thờ gia tiên cũng cần sự chỉn chu, trang trọng và đáp ứng các yếu tố phong thủy. Kể cả khi sắp xếp các vị trí đồ thờ cúng, gia chủ cũng cần tuân theo các nguyên tắc để tránh sự xung khắc tâm linh.
Với đôi hạc thờ bằng sứ, khi đặt trên bàn thờ, vật phẩm này thường đi kèm cùng bộ tam sự hoặc ngũ sự. Trong bộ ngũ sự, vật phẩm xếp sau bát hương và đặt theo thứ tự như sau: đỉnh đồng đứng ở giữa, hai bên là đôi chân nến và đôi hạc thờ đặt song song.
Ngoài ra, gia chủ cũng nên lựa theo kích thước bàn thờ để chọn được mẫu hạc thờ bằng sứ phù hợp. Với đôi hạc lớn, bạn nên đặt theo hướng trầu vào bàn thờ gia tiên hoặc thần phật. Vị trí hút vượng khí nhất là hướng Nam.
Tổng kết lại, bài viết không chỉ nêu ra ý nghĩa của bộ hạc thờ mà còn giúp bạn lựa chọn vị trí hạc thờ theo đúng phong thủy. Nếu có ý định mua, tham khảo ngay bộ hạc thờ bằng sứ của Gốm sứ Bảo Khánh nhé!
Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất
Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt