Tỏi là gia vị quen thuộc trong mọi căn bếp của người Việt Nam, có tác dụng làm dậy mùi món ăn. Trong tỏi có chứa lượng dược tính dồi dào, vì thế rượu ngâm tỏi được coi là thang thuốc thần chữa tim mạch, xương khớp.
Xem thêm:
Tác dụng của tỏi ngâm rượu tới sức khỏe
Củ tỏi nhỏ nhưng lại chứa nhiều các loại vitamin, khoáng chất, selen có lợi cho sức khỏe.
Rượu ngâm tỏi bắt nguồn từ Ai Cập, chúng được coi như bài thuốc tăng cường kháng thể cho con người nơi đây để chống chọi với khí hậu sa mạc khắc nghiệt.
Ngày nay, rượu ngâm tỏi đã phổ biến hơn nhờ các dược tính thần kỳ của chúng:
- Ngâm rượu tỏi chữa các bệnh về xương khớp nhờ hàm lượng allicin dồi dào. Ngoài ra, chúng còn giúp kháng viêm, hỗ trợ giảm các triệu chứng liên quan tới xương như nhức mỏi, thấp khớp, vôi hóa khớp…
- Rượu tỏi điều trị hô hấp nhờ tính nóng của chúng, đặc biệt là bệnh viêm xoang. Nhớ sử dụng rượu tỏi thường xuyên nếu bạn tiếp xúc với nhiều khói bụi, virus vi khuẩn hay chỉ đơn giản là thời tiết thay đổi.
- Cải thiện tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất nhờ axit amin lên men tự nhiên.
Cách làm tỏi ngâm rượu chuẩn nhất
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 500g tỏi (tỏi cô đơn, tỏi Lý Sơn là những loại tỏi có dược tính cao nhất, nên dùng ngâm rượu)
- 1 lít rượu gạo ngon (loại 40 độ)
Cách làm:
Tỏi bóc sạch vỏ, phơi nhẹ qua 1 nắng, sau đó dùng dao cắt đôi hoặc ba tỏi theo kích thước như ý muốn.
- Xếp tỏi vào trong bình và ngâm theo tỉ lệ 1:2, tức 1kg tỏi tương đương với 2 lít rượu. Sau đó khuấy đều cho tỏi chìm và tinh chất tỏi ngấm vào rượu.
- Đậy nắp bình thật kín. Trong 1 - 2 tuần đầu, bạn nên thường xuyên kiểm tra và khuấy nhẹ bình rượu tỏi xem đã tan hết bọt khí do tỏi lên chưa. Sau khi đã không còn bọt khí, hãy đậy nắp bình thật kín.
- Xếp bình ngâm rượu tỏi ra nơi thoáng mát, tránh ánh sáng. Nếu ngâm bằng bình thủy tinh trong suốt, bạn cần bọc nilon đen để rượu tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Sau 1-2 tháng, thành quả rượu sẽ có màu vàng nhẹ. Nếu ngâm cả củ cần đợi lâu hơn, nếu ngâm tỏi cắt lát thì có thể dùng sau 1 tháng.
Lưu ý:
Nếu sau khi ngâm, bạn thấy tỏi chuyển sang màu xanh, nguyên nhân là do tỏi ngâm còn quá non. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Bạn vẫn có thể sử dụng bình thường.
- Khi chọn tỏi, nên chọn các loại tỏi già để đảm bảo thẩm mỹ và dược tính. Nếu có điều kiện, nên chọn tỏi cô đơn - loại tỏi chỉ có một nhánh duy nhất để ngâm rượu.
- Loại rượu gạo ngâm tỏi cần trong khoảng 40 - 42 độ để đảm bảo tỏi không bị hỏng, thối trong quá trình ngâm.
- Bạn có thể ngâm tỏi bằng cách băm nhỏ thay vì cắt khúc như hướng dẫn. Khi đó, bạn chỉ cần đợi khoảng 3 tuần là có thể dùng, tuy nhiên hạn sử dụng tốt nhất của rượu chỉ nên trong khoảng 1 năm đổ lại.
- Ngược lại nếu ngâm nguyên củ hoặc cắt thành miếng vừa, bạn có thể dùng rượu tỏi trong khoảng 1 - 3 năm. Ngâm sau 1 - 2 tháng là có thể dùng.
Lưu ý cách sử dụng tỏi ngâm rượu phát huy dược tính nhất
Là một loại dược rượu, vì thế rượu tỏi sẽ phát huy dược tính của mình tốt nhất nếu biết cách sử dụng đúng. Cũng giống như thuốc, muốn khỏe cần phải uống đúng liều lượng.
Khi sử dụng rượu tỏi, bạn chỉ nên uống tối đa 2 chén nhỏ trong một ngày. Thời gian uống trước khi ăn cơm trưa hoặc tối. Và nhất định phải đợi rượu ngâm đủ thời gian để tinh chất của tỏi thôi ra hết thì rượu mới có tác dụng.
Với những người có bệnh về hô hấp thì chú ý, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần giới hạn trong khoảng 20 giọt, không được uống quá nhiều.
Với những người bị huyết áp, muốn dùng tỏi để cải thiện sức khỏe của mình, bạn cần đến bác sĩ để biết chính xác tình hình và nhận được lời tham vấn chính xác nhất tới sức khỏe.
Qua những hướng dẫn trên, hi vọng bạn đã tự làm được mẻ rượu tỏi ưng ý để tăng cường sức khỏe. Chúc bạn thành công.