Bí quyết xử lý đồ thừa sau Tết thông minh, tránh lãng phí

Sau Tết, thức ăn thừa là vấn đề nan giải năm nào cũng gặp của hầu hết các chị em, giữ lại thì gây nhàm chán mà bỏ đi lại quá phí phạm. Vậy hãy cùng tham khảo những cách xử lý đồ thừa sau Tết này nhé!

Để bảo quản được đồ ăn lâu đồng thời vẫn giữ được dinh dưỡng, chị em nội trợ cần có những cách xử lý khác nhau với mỗi loại thực phẩm riêng.

Đối với thực phẩm tươi sống

Người xưa quan niệm kiêng kỵ việc ngày Tết ra ngoài mua thức ăn, bởi nó thể hiện việc cả năm thiếu thốn. Vì thế, các chị em thường có tâm lý mua thừa nhiều đồ tươi sống để dự trữ trong ngày Tết.

Việc xử lý đồ thừa sau Tết đặc biệt là đồ tươi sống, chị em cần phải bảo quản cẩn thận. Nếu muốn sử dụng lâu dài, đồ sống như thịt, cá, hải sản nên được bọc kín và giữ đông trên ngăn đá tủ lạnh.

Đối với các loại thịt, sau khi sơ chế làm sạch, chị em có thể chia nhỏ chúng sao cho phù hợp với phần ăn của gia đình. Sau đó cho vào túi nilon hoặc hộp thực phẩm, rồi đem bảo quản trong tủ lạnh.

Đối với các loại hải sản, chị em cũng nên sơ chế sạch sẽ trước, có thể ướp gia vị luôn, đồng thời cũng bọc kín và đặt trong tủ lạnh.

Lưu ý, khi xử lý đồ tươi sống, chị em nên để riêng chúng một ngăn, tách riêng với các loại thực phẩm ăn liền khác đề phòng vi khuẩn lây nhiễm.

Ngoài ra, với những loại hải sản sống và gia đình có dự định sử dụng trong thời gian gần, có thể giữ chúng sống bằng cách cho vào chậu, xô nước. Cách này sẽ khiến hải sản tươi và ngon hơn, tuy nhiên thời gian bảo quản không lâu.

Đối với hoa quả tươi, chị em rửa sạch, sau đó để ráo nước, bọc nilon, rồi xếp vào ngăn mát tủ lạnh.

Với các loại rau, chị em không nên rửa vì có thể khiến rau bị nát, dẫn đến dễ ủng khi bảo quản trong tủ lạnh. Chị em chỉ cần nhặt kỹ và bỏ những phần bị thối hoặc hỏng, cho vào túi bóng kín buộc chặt.

Những loại củ như khoai tây, su hào, hành tây… lại không nên giữ trong tủ lạnh, mà xếp vào chỗ thoáng khí để giữ được độ tươi ngon.

Tìm hiểu thêm:

Địa chỉ bán khay mứt Tết bằng sứ giá tốt nhất 2021

Mách bạn cách bảo quản hoa quả sấy trong ngày Tết

3 cách bảo quản bánh mứt kẹo ngày Tết không bị kiến bu

Đối với thực phẩm đã qua chế biến

Trong ngày Tết, ngoài việc chuẩn bị những món ăn truyền thống từ trước như: giò, chả, bánh chưng, bánh tét, nem… thì mỗi bữa ăn lại là một lần chế biến thức ăn mới.

Hơn nữa, đây là những món ăn dễ ngấy. Vì thế, việc tồn đọng thức ăn chín sau ngày Tết là điều không thể tránh khỏi.

Để xử lý đồ thừa sau Tết với một số món ăn như bánh chưng, các loại giò, thịt gà, thịt nguội…, chị em nên để chúng ở những nơi thoáng mát.

Nếu thời tiết quá nóng, nên chia thành từng loại và bảo quản trong tủ lạnh, ăn đến đâu lấy đến đó. Sau đó bọc kín phần còn lại để tránh bị hư hỏng.

Lưu ý, với những món ăn thừa trong ngày, trước khi cất tủ lạnh, chị em nên đun nóng lại, để nguội rồi mới đem bảo quản ngăn mát để tránh việc thúc đẩy vi khuẩn có hại phát triển gây ngộ độc.

Bên cạnh việc bảo quản, chị em có thể xử lý đồ thừa sau Tết bằng cách biến tấu chúng thành các món ăn mới, vừa bớt ngấy lại lạ miệng như sau:

Bánh chưng rán/ chiên: Đây là món ăn được ưa thích sau mỗi dịp Tết. Để chống ngấy, chị em nên ăn kèm với dưa hoặc củ kiệu.

Ruốc: Nếu thừa quá nhiều chả xiên nướng hoặc thịt gà luộc, giải pháp cho chị em chính là món ruốc thịt thơm ngon. Bước đầu tiên, chị em dùng tay xé thành sợi. Sau khi lấy cối hoặc máy xay giã nhuyễn, chị em cho lên chảo đảo đều và nêm nếm gia vị hợp lý. Vậy là đã hô biến thức ăn thừa ngấy thành món ruốc thật thơm ngon!

Các loại giò: Các bà nội trợ nên lưu ý thời gian sử dụng (4-6 ngày) và bảo quản các loại giò giới 25 độ C để đảm bảo an toàn sức khỏe. Ngoài cắt khoanh làm mồi nhắm, chị em có thể cắt hạt lựu miếng giò để làm nguyên liệu cho món cơm chiên, cháo hoặc các món cuốn cho đỡ ngán.

Đối với các loại bánh kẹo mứt tết

Đối với các loại bánh kẹo, mứt tết thừa sau Tết, chị em có thể tiếp tục sử dụng và bày trên đĩa để mời khách tới chơi.

Khi bày bánh kẹo, nên để một lượng vừa đủ để tiếp khách, không bỏ ra quá nhiều vì kẹo bánh có thể giảm bớt hương vị khi không sử dụng hết. Không nên sử dụng các loại bánh kẹo đã bị chảy nước, có thể gây nhiễm khuẩn, đau bụng.

Những loại kẹo mứt cũng không nên để bên ngoài quá lâu, bởi chúng có thể tiềm tàng nấm mốc mà mắt thường không nhìn thấy, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Tốt nhất, chị em nên sử dụng các loại khay mứt có nắp đậy kín để tránh không khí, bảo quản bánh kẹo được lâu. Ngoài ra, khay có nắp đậy chắc chắn cũng bảo vệ bánh kẹo khỏi sự tiếp xúc của côn trùng.

Nếu gia đình chưa có khay mứt Tết hoặc muốn đổi sang các mẫu khay mứt sang trọng hơn, hãy tham khảo ngay các dòng sản phẩm khay mứt sứ Bát Tràng của Gốm sứ Bảo Khánh.

  • Chất liệu sứ cao cấp thủ công chính hãng Bát Tràng
  • An toàn cho sức khỏe
  • Bảo quản bánh kẹo tốt nhất

Khay mứt men kem hoa đào:  

Khay mứt hoa khế trắng:

Khay mứt cánh én trắng:

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp chị em giải quyết được vấn đề xử lý đồ thừa sau Tết hiệu quả, tiết kiệm! Chúc chị em có một năm mới vui vẻ, an khang thịnh vượng!

 

Bài viết khác
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt