Hiểu hơn về gốm sứ Bát Tràng trong giá trị tạo nên văn hóa người Việt

Gốm sứ Bát Tràng món quà tinh hoa văn hóa của người Việt. Từ xa xưa gốm Bát Tràng đã được coi là một hàng hóa quý, chỉ dùng trong những dịp trọng đại của cuộc đời như: Làm nhà, lấy vợ. Có mặt trong làng gốm cổ Việt Nam, gốm Bát Tràng như một nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Hiểu hơn về gốm sứ Bát Tràng trong giá trị tạo nên văn hóa người Việt

Gốm sứ Bát Tràng đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước từ hơn 500 năm nay, là sản vật mang nặng dấu ấn của miền sông Hồng đỏ nặng phù sa, cùng với sự vận động đi lên của xã hội, gốm Bát Tràng ngày nay được cách điệu với nhiều mẫu mã khác nhau, nhưng vẫn mang nét đặc trưng rất riêng không thể lẫn lộn với bất cứ loại gốm sứ nào khác.

Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng rất phong phú về mẫu mã và hình thức, ngoài những sản phẩm quen thuộc được sử dụng hàng ngày như bát, bình, lọ, bộ ấm chén trà...thì hiện nay gốm sứ Bát Tràng còn đáp ứng thị hiếu chung đang thịnh hạnh là đồ mỹ nghệ và tranh trang trí nội thất, với hàng ngàn phong cách, hàng vạn mẫu men và hoa văn khác nhau.

Ấm chén Bát Tràng

Một trong những điểm đặc biệt khác của gốm sứ Bát Tràng đó là hoa văn được vẽ rất tỉ mỉ, điêu luyện dưới bàn tay của người nghệ nhân, men gốm được sử dụng là men màu có nhiều gam độc đáo tạo nên chiều sâu cho mỗi loại sản phẩm. Người sành điệu thích gốm Bát Tràng không chỉ bởi bản sắc,sự quý hiếm của nó mà thật sự gốm Bát Tràng có nét đẹp dung dị gần gũi nhưng cũng rất tinh tế trau chuốt.

Lịch sử của gốm sứ Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm sứ Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý. Khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, có 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình mình rời làng di cư về kinh thành Thăng Long để tìm đất lập nghiệp. Đến Bạch Thổ phường (nay là xã Bát Tràng - Gia Lâm) – nơi có nguồn nguyên liệu tốt để làm đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây để mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng ngày nay.

Hiện nay, các sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài những mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa… kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện… cùng những sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm gốm Bát Tràng đã có mặt trên thị trường trong và ngoài nước xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu  Âu. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp mọi nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục lại một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc.

Quy trình làm gốm sứ Bát Tràng vô cùng kỳ công

Nghề gốm được xem như một nét văn hóa Việt có từ xa xưa và cho đến nay nó đóng một vai trò không nhỏ trong đời sống của người Việt, để làm nên một sản phẩm gốm sứ Bát Tràng mang tính thẩm mỹ cao cần phải trải qua rất nhiều công đoạn:

  • Sơ chế đất: Để làm nên một sản phẩm gốm là công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, trong đó chúng ta phải chuẩn bị 3 - 4 loại đất khác nhau cùng với một số loại đá như: thạch anh, tường thạch, được cho vào máy trộn trừ 12 - 24 tiếng, sau đó phần đất được trú ra sẽ được ủ từ hai tuần đến một tháng.
  • Tạo hình sản phẩm: Đất sau khi được ủ kỹ sẽ được pha loãng và đổ vào những chiếc khuôn thạch cao có hình dáng của sản phẩm. Sau nửa tiếng phần hồ thừa được loại bỏ và giữ lại phần đất ôm sát bên trong khuôn, tiếp theo đó các nghệ nhân sẽ gọt rửa cắt tỉa, để tạo ra những sản phẩm đẹp nhất, ưng ý nhất. Họ sẽ dùng những chiếc dao thô sơ để chỉnh dáng sản phẩm, công đoạn này còn gọi là tiện, sau khi sản phẩm đã được tiện xong, các bộ phận của sản phẩm sẽ được lắp ghép tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, bằng cách dùng chất hồ để gắn chặt lại. Đặc trưng của gốm Bát Tràng có lẽ là việc trang trí thủ công tinh xảo, các nghệ nhân rất tỉ mỉ để làm nên những sản phẩm gốm đẹp nhất.
  • Đưa sản phẩm vào những lò ga để nung. Chỉ cần từ 8-12 giờ trong lò nung, những chiếc ấm những sản phẩm bằng gốm sẽ phải trải qua nhiệt độ từ 1180 độ C đến 1280 độ C.

Sau một quy trình sản xuất tỉ mỉ đó của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã cho ra những sản phẩm gốm vô cùng tinh xảo đẹp mắt. Các công đoạn nghe qua thì đơn giản nhưng để tạo ra những sản phẩm gốm sứ đẹp mắt nhất, nghệ thuật nhất thì phải cần đến đôi bàn tay khéo léo tài năng của các nghệ nhân làng gốm.

Gốm sứ Bát Tràng là tinh hoa của đất Việt. Những sản phẩm từ gốm Bát Tràng được các nghệ nhân gốm sứ tự tay làm ra lấy tinh hoa là loại đất tốt nhất kết hợp cùng với sự khéo léo của đôi tay đã tạo nên những dong sản phẩm hoàn hảo, mỗi sản phẩm chính là một kiệt tác nghệ thuật hiếm thấy. Ngày nay, đồ gốm sứ Bát Tràng ngày càng vươn xa hơn trên thị trường, không còn chỉ gói gọn là sản phẩm của một quốc gia mà chúng đang dần trở thành món đồ thiết yếu, phổ biến trên thế giới, là một phần đại diện cho văn hóa con người Việt - cần cù, mạnh mẽ, bất khuất.

Bài viết khác
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt