28-11-2022, 9:16 am
Vào ngày 23 tháng Chạp, nhiều gia đình có truyền thống dọn dẹp, lau chùi bàn thờ. Gốm sứ Bảo Khánh sẽ hướng dẫn các thủ tục rút tỉa, thay bát hương 23 tháng Chạp chuẩn chỉnh để không gian an vị của các cụ sạch sẽ trong ngày Tết đến xuân về.
Xem thêm:
Bát hương ban thờ là không gian đầy tính tâm linh, là nơi con cháu bày tỏ tưởng nhớ gia tiên tiền tổ đã khuất. Bàn thờ luôn phải sạch sẽ, gọn gàng để giữ được sự tôn nghiêm thanh tịnh vốn có. Do đó, việc rút tỉa thay bát hương khi cần thiết là điều bình thường.
Bàn thờ là nơi tụ khí linh, việc để bát hương quá đầy cản trở đường lưu chuyển vận khí. Do đó sẽ ảnh hưởng đến may mắn và tài vận của cả gia đình. Chưa kể, điều này cũng gây bất tiện cho việc cắm chân nhang. Lớp mới chồng lên lớp cũ khiến tàn hương gãy rụng hoặc tạo nguy cơ gây cháy bát hương, gây ra bất an cho gia chủ.
Việc tỉa, thay mới bát hương khi cần thiết giúp phong quang không gian. Việc này nên được duy trì thường niên để giữ sự sạch sẽ cho bàn thờ. Vì thế, nhiều gia đình lựa chọn bao sái, thay bát hương ngày 23 tháng Chạp hàng năm.
23 tháng Chạp (23 tháng 12 âm lịch) rơi vào dịp cuối năm, trước tết Nguyên Đán. Việc bao sái bàn thờ lúc này cũng coi như một hoạt động dọn dẹp nơi an ngự của thần linh tiên tổ, chuẩn bị đón năm mới, mời gia tiên về ăn Tết và phù hộ độ trì cho con cháu.
Vào ngày này, gia chủ có thể rút tỉa bớt bát hương hoặc thay mới bát hương để thể hiện tấm lòng thành kính của mình. Bảo Khánh sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết các thủ tục rút tỉa và thay bát hương ngày 23 tháng Chạp như sau.
Công đoạn rút tỉa bát hương
>>> Tham khảo: Bát hương Quả Lựu vẽ sen men lam cổ Bát Tràng
Trước khi rút tỉa bát hương, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, trang phục gọn gàng chỉnh tề, dâng lễ hoa quả lên bàn thờ và châm hương khấn vái xin phép thần linh thổ công cùng gia tiên được sửa sang bàn thờ. Hết tuần hương mới tiến hành lau dọn và tỉa chân hương.
Khi tỉa bát hương, gia chủ có thể rút chân hương hoặc thay cả tro của bát hương. Đầu tiên, gia chủ nhẹ nhàng rút từng chân hương một ra và để lại 3, 5 hoặc 7 chân hương là được. Dùng thìa sạch hớt bớt tàn hương bên trên và giữ lại khoảng ⅔ tro trong bát hương là được.
Nếu muốn thay cả tro hương thì rút hết chân hương ra, đổ tro ra khăn hoặc giấy sạch sao cho vẫn giữ lại còn ⅓ lượng tro cũ. Lau sạch bát hương bằng nước thơm hoặc rượu gừng và đổ tro mới vào. Lưu ý, tro phải là tro nếp đốt từ rơm sạch. Một số nơi dùng cát nhưng với khí hậu Việt Nam, cát có thể bị lèn lại và khó cắm nhang. Sau đó, gia chủ có thể chọn 3,5 hoặc 7 chân hương cũ để cắm chụm vào giữa bát hương và đặt vào vị trí ban đầu.
Nếu gia chủ muốn thay hẳn bát hương mới, lời khuyên dành cho bạn là hãy lựa chọn các mẫu bát hương chất liệu gốm sứ. Sành sứ là chất liệu có độ bền đẹp, độ mới cao. Hoa văn phù hợp với nét văn hóa người Việt.
Khi chọn được mẫu mã bát hương mới, gia chủ cần làm sạch bát hương bằng nước gừng giã nhuyễn hòa rượu trắng. Đây như một cách thanh tẩy hết bụi bẩn, thể hiện sự tôn trọng với bề trên của con cháu.
Sau đó, bạn chuẩn bị tro và thất bảo (thường được bày bán ở các cửa hàng vàng mã) và đặt vào bên trong bát hương.
>>> Tham khảo: Sắm bộ đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng giá rẻ
Tiếp theo, đổ tro vào bát hương sau khi đã rửa tay sạch sẽ. Bạn bốc tro vào bát hương bằng tay, vừa bốc vừa đếm theo quy tắc: Sinh, lão, bệnh, tử. Khi tro gần đầy bát hương hãy dừng lại ở chữ “sinh”.
Cuối cùng là đặt bát hương lên bàn thờ, cố định vị trí của bát hương thật chắc chắn. Bát hương ở giữa là bát hương thờ thần linh, bát hương bên phải là bát hương gia tiên còn bát bên trái thờ Bà cô ông mãnh.
Sau khi thay bát hương xong, gia đình nên chuẩn bị lễ vật, thắp 3 nén nhang thông báo để đón thần linh gia tiên về nhà mới.
Việc rút tỉa hay thay bát hương ngày 23 tháng Chạp không hề phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Để nhận được tư vấn hoặc mua đồ thờ bát hương mới, đừng quên gọi tới Gốm sứ Bảo Khánh theo hotline 0798 252 252 nhé!
Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất
Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt