Thắp hương cúng ông Công ông Táo chuẩn chi tiết 2023

Cúng ông Công ông Táo cuối năm là phong tục truyền thống vào ngày Tết nguyên Đán như một nghi lễ tổng kết hết năm và đón chào năm mới may mắn. Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất cho năm mới 2023.

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo thường được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Gia đình có thể cúng và buổi trưa hoặc tối.

Theo dân gian, Ông Công Ông Táo là hai vị thần cai quản đất đai và bếp núc trong nhà, giữ bình yên cho gia đình, tránh ma quỷ hung tà xâm nhập.

Truyền thuyết kể rằng, vào ngày 23, Táo quân lại cưỡi cá chép lên thiên đình để trình báo tình hình trong cả một năm của gia chủ. Sau đó, các ngài sẽ quay trở lại vào đêm Giao Thừa để tiếp tục công việc trông nom bếp lửa của mình.

Xem thêm:

 

 

cách thờ cúng ông công ông táo chi tiết 2023

Những điều cần chuẩn bị khi cúng Ông Công Ông Táo

Những lễ vật không thể thiếu khi làm lễ cúng Táo Quân bao gồm cá chép (để các ngài cưỡi về trời), vàng mã và mâm cỗ cúng. Sau khi đọc văn khấn và chờ đợi hương cháy được ⅔, gia chủ đem vàng mã ra hóa, đổ ba chén rượu vào tro và mang thả cá chép ra hồ để phóng sinh.

Gốm sứ Bảo Khánh sẽ hướng dẫn bạn cách lựa chọn và làm lễ cúng cụ thể nhất như sau:

Cách lựa chọn cá chép cúng Ông Công Ông Táo

cách thờ cúng ông công ông táo

Cá chép là loài vật không thể thiếu trong nghi lễ cuối năm này. Bạn nên lựa chọn cá chép đỏ, những chú cá còn khỏe mạnh, bơi nhanh, quẫy mạnh.

Sau khi mua cá, bạn thả chúng vào chậu hoặc bát nước sạch. Khi thả cá cũng cần nhẹ nhàng đứng nơi mép nước để thả thay vì ném hoặc hất từ trên cao xuống.

>>> Tham khảo: 100+ Mẫu đồ thờ men lam Bát Tràng chính hãng

Các món đồ lễ cúng Ông Công Ông Táo

cách thờ cúng ông công ông táo

Vàng mã chuẩn bị cho nghi thức cúng Ông Công Ông Táo bao gồm: 3 mũ Táo quân trong đó có 2 mũ ông (mũ có hai cánh chuồn hai bên) và 1 mũ bà (không cần cánh chuồn)

Ngoài ra, với mâm lễ mặn để dâng lên các thần, gia đình cần chuẩn bị như sau:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • Mâm cơm mặn gồm: thịt luộc, canh mặn, giò chả, xôi. đĩa xào thập cẩm, hoa quả gồm quả cau lá trầu, hòa cúc.
  • Tiền vàng
  • Rượu và trà

cách chuẩn bị cúng ông công ông táo

Những vật phẩm trong mâm cỗ mặn cúng Ông Công Ông Táo không nhất thiết phải đầy đủ. Gia đình có thể cân nhắc theo điều kiện riêng của nhà mình.

Ở một số vùng miền, với những gia đình có trẻ con, người ta cúng thêm một con gà luộc (dùng gà cồ mới tập gáy) với ngụ ý nhờ Táo Quân xin Ngọc Hoàng Thượng Đế ban cho đứa trẻ nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như gà cồ vậy.

Những lưu ý khi cúng Ông Công Ông Táo

những lưu ý khi cúng ông công ông táo

Khi thực hiện làm lễ cúng Ông Công Ông Táo, gia chủ cần lưu tâm một số vấn đề sau đây:

  • Khi thắp hương yêu cầu quần áo sạch sẽ chỉnh tề để thể hiện sự tôn kính đối với các vị quan thần.
  • Lễ cúng Ông Công Ông Táo cần được tiến hành trước 12h ngày 23 Tháng Chạp bởi đây là thời điểm Táo Quân chầu trời.
  • Dù là vị thần cai quản chuyện bếp núc nhưng bàn thờ cúng Táo Quân phải đặt ở bàn thờ gia tiên hoặc lập ban thờ riêng tùy gia đình nhưng không được đặt ở dưới bếp.
  • Khi đọc văn khấn cần đọc rõ ràng, rành mạch.

Ngày giờ đẹp cúng Ông Công Ông Táo cho 2023 may mắn

ngày giờ đẹp cúng ông công ông táo

Năm Quý Mão 2023 đang dần đến, Gốm sứ Bảo Khánh thông tin cho bạn những ngày giờ đẹp để làm lễ cúng Ông Công Ông Táo như sau:

- Ngày 17 tháng Chạp (08/1/2023 dương lịch): Tức Chủ nhật, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ. Giờ đẹp gồm các khung giờ như: Tí (23h-1h); Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Tỵ (9h-11h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h).

- Ngày 18 tháng Chạp (09/1/2023 dương lịch): Tức thứ Hai - ngày Đinh Mão, là ngày Hoàng Đạo. Ngày gồm các giờ đẹp như: Tí (23h-1h); Dần (3h-5h); Mão (5h-7h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Dậu (17h-19h).

- Ngày 20 tháng Chạp (11/01/2023 dương lịch): Tức thứ Tư - ngày Kỷ Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường. Ngày này có các khung giờ tốt: Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h).

- Ngày 23 tháng Chạp (14/1/2023 dương lịch): Tức thứ Bảy - ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh. Các khung giờ đẹp gồm: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h) và tốt nhất là trước 12 giờ trưa.

Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn ngày giờ đẹp cũng như các thông tin cần thiết để chuẩn bị cho lễ cúng Ông Công Ông Táo vào ngày sắp tới đây. Đừng quên Gốm sứ Bảo Khánh có các mẫu đồ thờ cúng, bát đĩa sứ Bát Tràng chất lượng phù hợp bài trí trong mùa tết này. Liên hệ ngay để được tư vấn nhé!

Bài viết khác
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt