09-02-2022, 3:47 pm
Cứ đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch đầu năm, dân kinh doanh đổ xô đi mua vàng hay cúng kiếng thần Tài với mong cầu một năm làm ăn phát lộc. Vậy ngày vía Thần Tài 2022 là ngày nào? Lễ vật và khung giờ cúng sao cho chuẩn? Theo dõi ngay hướng dẫn sau đây.
Xem thêm:
Ngày vía Thần Tài là ngày quan trọng đối với những người làm ăn kinh doanh buôn bán. Vào ngày này trong năm, hoạt động buôn bán diễn ra sôi động. Người dân thường mua vàng cầu may, bởi vàng là biểu trưng của tiền tài và phú quý.
Ngày vía Thần Tài được tính theo lịch âm. Chúng vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Vì thế, chúng rơi vào những ngày dương lịch khác nhau. Theo lịch âm dương năm 2022, ngày vía Thần Tài rơi vào thứ Năm, ngày mùng 10 tháng Hai (tức ngày Giáp Ngọ, Tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần).
Bên cạnh hoạt động mua vàng cầu may, người ta thường dâng lễ vị Thần Tài lộc trong ngày đặc biệt này.
Trong năm 2022, dân kinh doanh có thể tham khảo các khung giờ tốt sau đây để làm lễ trong ngày cúng vía Thần Tài:
Giờ Đinh Mão (từ 5h đến 7h): Đây là giờ Ngọc Đường hoàng đạo. Khung giờ đồng ngự bởi sao Thiên Khai và sao Thiếu Vi - hai vì tinh tú chủ đường công danh phú quý. Khung giờ này thích hợp tiến hành cúng bái, cầu tài lộc, xây dựng triển khai sự nghiệp.
Giờ Nhâm Thân (từ 15h đến 17h): Đây là giờ Thanh Long hoàng đạo, thuộc khung sao Thiên Ất. Chùm sao nay mang ý nghĩa vạn sự tức thành, làm gì cũng thành công, phát triển.
Giờ Quý Dậu (từ 17 giờ đến 19 giờ): Đây là giờ Minh Đường hoàng đạo, có sao ngự trị là Minh Phổ và Quý Nhân. Giờ Quý Dậu thích hợp đi cầu người giúp đỡ sẽ thành.
Sau khi lựa chọn được khung giờ cúng ngày vía thần Tài tốt, bước tiếp theo là chuẩn bị mâm lễ vật cúng. Đồ lễ cúng thần Tài gồm những gì, chuẩn bị ra sao. Thông tin được chia sẻ ngay dưới đây.
Tùy vào mỗi vùng miền mà cúng ngày Thần Tài có sự khác nhau trong việc chuẩn bị lễ vật. Tuy nhiên sẽ không thể thiếu những vật phẩm cơ bản như hương (nhang), nước sạch, gạo, muối, hoa quả tươi. Đừng quên trước khi thắp hương, hãy lau dọn qua để bàn thờ Thần Tài sạch sẽ nhé!
Cụ thể, mâm cỗ mặn cúng thần Tài đầy đủ bao gồm những món như sau:
Về cơ bản, mâm cơm cúng Thần Tài gồm các lễ vật như trên. Tùy vào mỗi vùng miền mà có thể thêm bớt và thay đổi các món lễ vật khác nhau.
Sau khi thắp hương Thần Tài, gia chủ cần chú ý giữ lại gạo và muối để giữ lộc; còn rượu và nước tưới xung quanh nhà theo hướng từ ngoài đường tưới vào trong nhà (hàm ý rước tài lộc vào gia đình).
Bánh kẹo và đồ cúng sau khi làm lễ xong có thể giữ lại để ăn hoặc đem đi phát lộc. Tuy nhiên không nên đem cho người xa lạ.
Nếu gia đình có thắp hương vàng thật, hãy giữ bên cạnh mình để lấy may. Còn vàng mã đem hóa ngoài cổng để cầu xin Thần Tài phù hộ công việc làm ăn kinh doanh buôn bán phát tài phát lộc và may mắn.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Con kính lạy Thần tài vị tiền. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là…..
Ngụ tại…………..
Hôm nay là ngày mùng 10 tháng Giêng năm Nhâm Dần
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ những thông tin bổ ích trong việc làm lễ trong ngày vía Thần Tài, đồng thời chỉ ra những khung giờ linh thiêng cho gia chủ tham khảo. Chúc bạn có một năm mới may mắn, bình an, vạn sự như ý.
Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất
Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt