Cách nấu rượu ngô truyền thống đậm vị Tây Bắc

Rượu vùng cao luôn mang một hương vị đặc trưng, nồng thơm nhưng uống rất êm khiến bất cứ dân sành rượu nào cũng phải “say”. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách nấu rượu ngô truyền thống chuẩn hương vị Tây Bắc.

Để có một mẻ rượu ngô đậm vị Tây Bắc là cả một quy trình chuẩn bị kỹ càng từ nguyên liệu đồ ngâm cho đến hành trình nấu ủ. Cụ thể như thế nào, hãy theo dõi đến cuối bài viết nhé.

Các đặc sản rượu ngô truyền thống của vùng núi Tây Bắc

cách nấu rượu ngô thơm ngon đậm vị

Xem thêm:

Rượu ngô có mùi hương thơm nồng đặc trưng cùng với hương vị ngọt cay, khiến người uống như được thức dậy mọi giác quan. Nhấp ngụm rượu đầu tiên, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi sốc nhưng khi rượu đưa qua cổ họng, một cảm giác êm dịu và dễ chịu thức giấc khiến bạn vương vấn khó quên. Đó là bởi rượu ngô Tây Bắc thường được nấu bằng thứ men lá độc đáo, rượu cảm giác nặng nhưng lại không gây cảm giác đau đầu khi uống.

Đặc biệt hơn, tại vùng núi Tây Bắc, mỗi tỉnh mang trong mình một loại rượu ngô đặc sản, đóng góp vào sự đa dạng và phong phú của văn hóa rượu địa phương. Một số đặc sản rượu ngô nổi tiếng Tây Bắc này liệu bạn đã biết:

  • Rượu Ngô Bắc Hà/Rượu Ngô Bản Phố (Lào Cai): Nổi tiếng được nấu tại xã Bản Phố, cao nguyên Bắc Hà, Lào Cai. Sử dụng Men Hồng Mi, một loại hạt giống giống như hạt kê, rượu Bắc Hà thường có nồng độ khá cao, khoảng 45 độ, thích hợp cho mùa lạnh.
  • Rượu Ngô Sùng Phài (Lai Châu): Nấu tại các xã thuộc dãy núi Sùng Phài, rượu này đặc trưng bởi nguồn nước tinh khiết tại bản địa và thường được biết đến với tên gọi khác là rượu Mông Kê.
  • Rượu Ngô Na Hang (Tuyên Quang): Nơi đây đông người Dao và Tày sinh sống, và cũng là quê hương của rượu ngô truyền thống nhất. Rượu Na Hang dễ uống và có hương vị êm dịu hơn so với rượu ngô ở Hà Giang.
  • Rượu Ngô Hà Giang: Là loại rượu ngô nổi tiếng của người H'Mông, nấu từ ngô trên núi đá tai mèo, kết hợp với lá cây trong rừng sâu và nước khe trong núi. Cách nấu kỹ lưỡng và tỉ mỉ này tạo nên hương vị thơm ngon và đậm đà, vượt trội so với các loại rượu khác.

Hướng dẫn cách nấu rượu ngô truyền thống đậm vị Tây Bắc

cách nấu rượu ngô thơm ngon

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu rượu ngô bao gồm: ngô phơi khô, nước nguồn và men lá.

- Ngô phơi khô: Chất lượng của hạt ngô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị và chất lượng cuối cùng của rượu bởi ngô chính là phần cốt quan trọng nhất, tiền đề của sự thành công khi ngâm ủ sau này. Rượu ngô Tây Bắc thường dùng ngô tẻ với hạt chắc mẩy, vàng ươm sau đó được phơi khô tự nhiên 6-7 tháng.

- Men rượu: Men đóng vai trò quan trọng trong quá trình lên men, tạo nên độ cay của rượu. Nguồn men lá tốt khiến rượu có mùi thơm ngon nồng đượm. Mỗi loại rượu lại có lớp men riêng. Ví dụ, trong trường hợp rượu hồng mi, người nấu ở Lào Cai sẽ sử dụng men được làm từ hạt hồng mi. Trong khi đó, ở các khu vực như Hà Giang, Tuyên Quang, men lá sẽ là lựa chọn chủ đạo. Sự chọn lựa kỹ lưỡng về men nấu rượu ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị và đặc tính của rượu ngô cuối cùng.

- Nước nguồn: Độ ngon của rượu phụ thuộc vào cả độ tinh khiết của nước nguồn. Thông thường các bà con vùng cao thường dùng nước giếng, nước khe từ chính địa phương đó để nấu rượu, tạo hương vị đặc biệt cho rượu Tây Bắc.

Hướng dẫn cách nấu rượu ngô truyền thống đậm vị Tây Bắc

Đằng sau những ly rượu thơm ngon là cả một quy trình phức tạp mà mỗi sai sót đều có thể ảnh hưởng để thành phẩm rượu cuối cùng.

Các bước nấu rượu ngô truyền thống ngon như sau:

Bước 1: Luộc (bung ngô)

nấu rượu ngô chuẩn tây bắc

Ngô sau khi phơi khô trong khoảng nửa năm sẽ được tách hạt, đem rửa sạch đồng thời loại bỏ những hạt hỏng, hạt lép. Cho vào nồi luộc ngô chuyên dụng và đổ nước luộc trong lửa nhỏ. Thời gian bung ngô từ 20-24 giờ bằng lửa nhỏ để ngô nở đều và ăn dẻo.

Trong quá trình luộc, bạn có thể thêm một chút nước vôi tôi. Đây chính là bí quyết làm cho nước ngô trong và đẹp hơn.

Bước 2: Trộn men

Sau khi quá trình bung ngô hoàn thành, bạn đem vớt và trải ngô bung vào một chiếc mâm hoặc nong nia để cho ngô nguội. Nếu ngô còn quá nóng mà đem trộn men sẽ làm chết men. Vì thế, bạn phải để ngô hạ nhiệt.

bật mí cách nấu rượu men

Với men rượu, bạn đem giã nhỏ và trộn cùng ngô khi ngô đang ấm theo tỉ lệ 10 :3, tức là cứ 10kg ngô sẽ sử dụng 2 quả men.

Bước 3: Ủ rượu

Chuẩn bị những chiếc chum sành ủ rượu chuyên dụng, kích thước phù hợp với số lượng ngô mà bạn dự kiến. Bạn cho từng nguyên liệu vào thùng, cứ một lớp ngô rồi đến một lớm men.

Sau đó đậy kín nắp, có thể dùng thêm bọc ni lông để chum rượu kín. Khi đó, rượu sẽ có môi trường ngấu ổn định và nên sẽ cho thành quả ngon hơn.

Khi ủ trong chum sành, bạn không cần thiết phải hạ thổ. Đặt chum ở những nơi thoáng mát, không tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

Thông thường, công đoạn ủ men mất khoảng gần 1 tuần tùy điều kiện thời tiết. Người ủ rượu cũng cần nhiều kinh nghiệm và nhạy cảm trong việc căn đo thời gian để đánh giá chất lượng men. Khi đủ ngấu, ta bắt đầu tiến hành chưng cất rượu.

tuyệt chiêu ngâm rượu ngô

Bước 4: cách chưng cất rượu ngô truyền thống

Cách chưng rượu truyền thống là dùng củi, gỗ chắc để không làm rượu bị ám khói. Nước dùng nấu rượu thường được lấy trực tiếp lòng đất trên núi. Nguồn nước là yếu tố rất quan trọng trong việc tạo thành quả thơm nồng cho rượu.

Quá trình nấu ra một ly rượu ngon cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Trên đây là những hướng dẫn cách ngâm rượu ngô truyền thống Tây Bắc thơm ngon. Đừng quên chuẩn bị cho mình những sản phẩm chum sành ngâm rượu chuyên dụng để đón nhận thành quả rượu êm và thơm ngon nhất nhé.

Gốm sứ Bảo Khánh - chum sành ngâm rượu chính hãng Bát Tràng - hotline: 0798 252 252.

 

Bài viết khác
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt