Chum sành ngâm rượu - Hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng chum sành không tráng men trước, trong và sau khi ngâm rượu

Chum sành ngâm rượu - Hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng chum sành không tráng men trước, trong và sau khi ngâm rượu.

Rượu được ủ bằng chum sành không tráng men có rất nhiều cái lợi so với các loại bình thủy tinh, bình nhựa mà không phải ai cũng biết, ngâm rượu trong chum sành không tráng men giúp rượu ngon hơn, khử độc rượu, hơn hết là an toàn cho người sử dụng.

Bạn muốn ngâm ủ được một bình rượu ngon, ngoài việc cần phải có nguyên liệu ngâm rượu tốt thì việc lựa chọn một chiếc chum sành ngâm rượu cũng rất quan trọng. Dù cho bạn có ngâm các loại rượu với các nguyên liệu tốt, quý. Hay bạn muốn tự tay nấu và ủ rượu… Thì chiếc chum ngâm rượu cũng đóng góp một phần rất quan trọng để tạo nên một chum rượu thơm ngon nhất, chất lượng nhất.

1. Cách xử lý chum sành trước khi ngâm rượu

Nhiều người khi mua chum sành để ngâm rượu về ngay lập tức đem đi ngâm ủ rượu luôn. Tuy nhiên, cách làm này có thật sự đúng? Có cần phải xử lý chum trước khi ngâm hay không? Vậy cần xử lý chum sành trước khi ngâm rượu như thế nào?

Trước khi dùng chum sành không tráng men để ngâm rượu, bạn cần phải có cách xử lý chum sành đúng cách và kỹ lưỡng. Điều này sẽ giúp rượu ngon hơn, êm hơn, nhanh ngấu mà lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đây được xem là bí quyết quan trọng và cần thiết để cho ra những loại “mỹ tửu” tinh túy nhất.

 

 

 

 Video hướng dẫn sử dụng Chum Sành

Bước 1: Ngâm nước

Tiến hành rửa chum bằng nước sạch. Sau đó đổ nước gần đầy miệng chum và ngâm từ 15 - 30 ngày (nên lót miếng bìa carton xuống dưới đáy chum, điều này giúp cho việc quan sát chum có bị ngấm hay không).

Trong thời gian này, cần quan sát kỹ xung quanh thân chum và đáy chum:

   + Nếu chum không có hiện tượng rỏ rỉ nước là chum đã có thể sử dụng để ngâm rượu.

   + Nếu chum có hiện tượng rò rỉ nước là chum bị ngấm, không ngâm rượu được, nếu ngâm, rượu sẽ bị ngấm ra ngoài.

Bước 1: Ngâm nước

 

Bước 2: Rửa sạch

Đổ nước sạch và dùng tay, khăn mềm hoặc chổi tre để rửa kỹ bên trong chum.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng các vật bằng nhựa, sắt… như miếng chùi xoong, bàn chải nhựa để chà vì việc này sẽ làm mất đi lớp khoáng chất tốt có trong xương gốm, đồng thời sẽ để lại các phần tử nhỏ trong đồ vật đó bị mài mòn bám lại trên thành chum.
Tuyệt đối KHÔNG dùng chất tẩy rửa để rửa chum.

Bước 2: Rửa sạch

 

Bước 3: Phơi khô

Sau khi đã rửa sạch, tiến hành úp chum xuống, kê miệng chum nghiêng một bên cách mặt sàn khoảng 3 - 5cm cho ráo nước và khô hẳn (không dùng khăn lau).

Bước 3: Phơi khô

 

Bước 4: Đặt vị trí ngâm rượu

Trước khi ngâm rượu, dùng một ít rượu trắng tráng một lượt vào trong chum, sau đó đổ phần rượu thừa đã tráng đi.

Khi chuẩn bị đổ rượu vào ngâm, bạn cần tìm vị trí cố định để chum ngâm trước, tránh xê dịch chum nhiều lần vì chẳng may làm vỡ, hỏng chum hoặc sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ngấm của rượu.

Cần kiểm tra xem chum đã vững hay chưa, có bị khập khiễng hay không, lưu ý không để chum bị nghiêng khi ngâm rượu. Sau đó tiến hành ngâm rượu.

Bước 4: Đặt vị trí ngâm rượu

 

2. Cách ngâm rượu bằng chum sành không tráng men

Tiến hành ngâm rượu.

Nếu là ngâm rượu chung với các thứ khác như táo mèo, ổi, ba kích, thuốc bắc,... thì ta cho hoa quả hay những thứ ngâm vào trước rồi mới đổ rượu vào sau, khi đổ rượu vào ta nên đổ tới dưới cổ chum khoảng 3 - 5cm, sau đó tiến hành dùng nilon bịt miệng, đậy nắp chum.

Cách bịt miệng, đậy nắp chum:

Chuẩn bị:

+ Nilon loại trong suốt, mềm, không bị rách hay thủng, độ rộng miếng nilon phải phù hợp với chum cần đậy, đảm bảo sau khi bịt miệng chum, phần nilon còn lại phải phủ xuống dưới cổ chum.

+ Dây cao su.

+ Vải lụa đỏ (có thể có hoặc không).

Cách làm: 

Lần lượt phủ miếng nilon lên miệng chum, sau đó vuốt toàn bộ phần nilon xung quanh xuống dưới cổ chum, tiếp theo dùng dây cao su kéo căng và buộc chặt phần nilon vào cổ chum. Công đoạn này cần đảm bảo là đã buộc chặt, kín, đảm bảo hơi rượu trong chum không thoát ra ngoài dù là nhỏ nhất.

Bịt miệng chum bằng nilon, buộc chặt phần nilon vào cổ chum bằng dây cao su

 

 

Sau đó sử dụng 1 miếng vải đỏ phủ lên trên cùng và dùng dây nilon đỏ hoặc sợ vải đỏ quấn quanh cổ chum (cách này có thể làm hoặc không).

Ngâm rượu

 

Sau cùng đậy nắp chum lên trên. 

Đậy nắp chum

 

Một số lưu ý khi ngâm rượu.

+ Trong khoảng thời gian từ 7 - 15 ngày đầu ngâm rượu, ta cần để ý thường xuyên xem rượu có bị ngấm rò ra ngoài hay không. Do phân tử rượu nhỏ hơn phân tử nước, nên xác xuất nhỏ vẫn có thể có trường hợp rượu bị ngấm ra ngoài. Nếu bị ngấm rò rượu ra ngoài ta cần xử lý ngay, tránh trường hợp để rượu bị rò lâu ngày sẽ làm hao hụt rượu.

+ Sau khi đổ rượu vào chum ngâm ủ khoảng thời gian từ 15 đến 30 ngày, lúc này nếu nếm thử rượu, bạn đã cảm nhận được vị rượu đã khác biệt so với vị rượu trước khi ngâm. Rượu đã có vị thơm, êm dịu và dễ uống hơn. Tuy nhiên, để rượu được ngon và đặc sắc hơn, ta nên ngâm ủ rượu trong chum sành không tráng men từ 5 tháng trở lên.  

+ Nếu khi ngâm rượu ta đổ đầy chum, nhưng khi lấy rượu ra bạn thấy rượu đã bị vơi đi một ít thì chuyện này là hoàn toàn bình thường. Vì lúc này độc tố (andehit - một chất độc phổ biến trong rượu nấu thông thường, khi uống vào thường có hiện gây đau đầu, suy giảm thần kinh, có hại cho gan thận...). của rượu đã được thẩm thấu qua thành chum và được hấp thụ khử đi, do vậy phần rượu đổ vào có bị hao đi chút ít.

Ngâm rượu trong chum sành không tráng men

+ Sau khi sử dụng chum rượu trong một thời gian dài, bạn thấy phần thành chum bên ngoài có hiện tượng mốc, điều đó cũng chứng tỏ là chum sành không tráng men của bạn là loại chum tốt, vì các chất độc trong rượu như andehit đã được chum hấp thụ và đẩy ra ngoài. Hiện tượng này xảy ra thì bạn hoàn toàn yên tâm, vì rượu của bạn không những không hề bị rò ra ngoài, mà ngược lại, rượu đã được loại bỏ độc tố.

 

3. Cách xử lý chum sành không tráng men cho những lần ngâm rượu tiếp theo

Sau khi sử dụng hết rượu ngâm trong chum sành ở lần đầu tiên, nếu bạn muốn tiếp tục ngâm bằng chum sành cũ, bạn không nên tiếp tục ngâm ủ rượu ngay sau đó.

Lúc này bạn cần rửa lại chum cho sạch rồi mở nắp ra và phơi khô trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 ngày ( công đoạn này gọi là làm mới lại chum sành không tráng men, khôi phục lại tính khử độc trong chum sành).

Trước khi tiến hành đổ rượu lần 2 vào ngâm, bạn lại tiếp tục dùng một lượt rượu trắng tráng qua chum rồi sau đó tiếp tục ngâm rượu như bình thường.

Lần ủ rượu thứ 2 này, tính năng khử độc của chum đã giống như chum mới.

Các lần tiếp theo sau đó ta cũng làm tương tự như lần 2. Như thế chum sành không tráng men ủ rượu​ lúc nào cũng là chum mới.

 Chum sành không tráng men

 

Chum sành không tráng men của gốm sứ Bảo Khánh – Bát Tràng được tạo nên từ nguồn nguyên vật liệu đã tuyển chọn kỹ lưỡng, trải qua quá trình nung ở nhiệt độ cao đã lọc bỏ hoàn toàn các tạp chất. Từ những đôi bàn tay của người thợ gốm lành nghề kết hợp với công nghệ nung tiên tiến đã tạo nên dòng sản phẩm chum sành không tráng men đặc trưng của Bát Tràng. Chum có mẫu mã, dung tích đa dạng từ 1 lít - 100 lít.

Đặc biệt, chum sành của Bảo Khánh đều được xử lý và ngâm kỹ qua nước để chắc chắn chum không có hiện tượng rò rỉ trước khi giao cho khách hàng, điều này giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian xử lý chum trước khi ngâm rượu.

Tất cả các sản phẩm chum sành không tráng men của Bảo Khánh đều được bảo hành 1 đổi 1 trong thời hạn 2 năm nếu có hiện tượng NGẤM, RÒ rượu.

 

Bài viết khác
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt