Nguồn gốc và quá trình hình thành của chum sành Bát Tràng

Chum sành - một vật dụng quen thuộc xuất hiện và gắn bó với làng quê Việt Nam từ hàng trăm năm. Trải qua nhiều biến cố và thăng trầm lịch sử, chum sành vẫn tồn tại và được sử dụng cho tới ngày hôm nay. Nguồn gốc của chum Bát Tràng có từ bao giờ? Cùng tìm hiểu về lịch sử qua bài viết sau.

Chum Bát Tràng nổi tiếng với chất liệu sành bền bỉ, thách thức thời gian. Sự xuất hiện của chum sành Bát Tràng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của xứ gốm nơi đây.

 

 

 

quá trình hình thành, nguồn gốc của chum sành bát tràng

Xem thêm:

Khởi nguồn lịch sử của gốm sứ Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng nằm lặng lẽ êm đềm bên tả ngạn sông Hồng, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là địa danh được coi như cái nôi gốm sứ Việt với những sản phẩm gốm sứ đỉnh cao, được lòng người tiêu dùng trong nước và vươn danh tơi cả các du khách ngoài nước.

chum sành bát tràng có nguồn gốc từ đâu

Gốm sứ Bát Tràng có lịch sử phát triển hàng trăm năm. Theo ký ức và tục lệ dân gian xưa kia, dòng họ Nguyễn Ninh Tràng là cư dân bản địa lâu đời nhất tại nơi đây. Dòng họ này có vị thế quan trọng trong làng.

Trước đây khoảng 700 năm, người dân thôn Bát Tràng thiên di từ Bồ Bá (gồm Bồ Xuyên và Bạch Bát). qua đây. Vào thời Hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hoá Ngoại; nay là thuộc tỉnh Ninh Bình.

Từ vùng đất bồi bên bờ sông Hồng rồi dần dần trở thành phố gốm nổi tiếng.Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Nơi đây trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Kinh thành phát triển, các thương nhân, thợ thủ công đổ dồn về chốn kinh đô để lập nghiệp, hành nghề.

Điều này tác động lớn đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có Bát Tràng. Với lợi thế là vùng đất có nhiều đất sét trắng, những người thợ gốm di cư gồm Nguyễn Ninh Tràng đã lập lò gốm. Ban đầu nơi đây có tên Bạch Thổ Phường. Rồi những đợt di cư dần dần sau đó đã khiến Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh.

Nguồn gốc của chum Bát Tràng?

nguồn gốc của chum sành ngâm rượu

Làng gốm Bát Tràng tồn tại và phát triển qua hơn 7 thế kỷ nhờ sự chất lượng trong từng sản phẩm và tính sử dụng cao trong việc sáng tạo các thành phẩm gốm sứ.

Về những chiếc chum, chưa ai nghiên cứu chính xác được là chúng có từ bao giờ. Tuy nhiên đã có những bằng chứng, những di tích di sản chứng minh chum là đồ vật đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước.

Ví dụ như di sản cánh đồng chum đá tại Lào đã có tuổi đời ngàn năm nằm rải rác phía chân dãy núi Trường Sơn có niên đại 500 năm trước Công nguyên - 800 năm sau Công nguyên.

Chúng được đẽo từ đá với dáng hình trụ, phần đáy rộng hơn phần cổ.

Có nhiều giả thuyết về tác dụng của những chiếc chum từ thời đồ sắt này. Nhiều nhà nhân chủng học và sử học cho rằng những chiếc chum đá này có thể được sử dụng làm bình đựng di cốt. Giả thuyết khác lại chỉ ra chúng để đựng nước mưa…

tìm hiểu nguồn gốc của chum ngâm rượu

Xét cho đến ngày nay, những chiếc chum cũng có vô vàn tác dụng với đời sống con người. Chum đựng thực phẩm, ủ mắm làm dưa, chum ngâm rượu, chum sử dụng để trang trí, tiểu cảnh, nuôi cá…

Cũng như những sản phẩm gốm sứ khác, chiếc chum sành Bát Tràng được ra đời từ những nhu cầu sử dụng, sự bức thiết của con người trong những năm tháng lịch sử. Chum sành dần dần ngày một phát triển với những công năng đa dạng, kiểu dáng mẫu mã mới mẻ. Nhờ đó, chúng vẫn là những sản phẩm trên đà phát triển, được sử dụng và yêu thích cho đến tận ngày hôm nay.

Các loại chum sành Bát Tràng hiện nay

chum ngâm rượu mua ở đâu uy tín

Qua sự phát triển hàng trăm năm, chum sành Bát Tràng trở nên đa dạng kiểu dáng. Thế nhưng xét về chủng loại, chum được chia làm hai loại duy nhất, đó là chum sành tráng men và chum không tráng men.

Cả hai loại chum đều được làm từ dòng đất sét nâu đỏ kết hợp với công thức bí truyền tịa Bát Tràng. Nhưng cách phân biệt hai loại chum này khá đơn giản, chỉ cần nhìn vào lớp vỏ chum là ta đã đoán được chất chum thuộc dòng nào.

Chum sành không tráng men có lớp vỏ lì, mịn như nhung, khi sờ vào có cảm giác sần nhẹ.

chum sành bát tràng không tráng men

Chum sành không tráng men mịn, lỳ, màu đỏ nâu trầm như nhung gấm.

Trong khi đó chum tráng men lại có lớp thành chum bóng, đặt chum ở dưới ánh sáng sẽ thấy được sự phản chiếu nhẹ khi thay đổi góc nhìn khác nhau.

chum sành ngâm rượu bát tràng

Chum sành tráng men có lớp bóng đặc biệt.

Mỗi dòng chum lại có tác dụng riêng. Ví dụ như để ngâm ủ đồ ăn, ngâm rượu, người ta thường dùng chum sành không tráng men để đảm bảo sức khỏe. Để đựng đồ khô, đựng nước, bạn có thể dùng chum tráng men…

Bên cạnh việc tìm hiểu nguồn gốc của chum Bát Tràng, bài viết đồng thời đã liệt kê ra những kiến thức lịch sử, kiến thức bổ ích về chum. Hy vọng bạn đã hiểu và có cái nhìn tổng quát về sản phẩm có tuổi đời hơn 7 thế kỷ này.
Nếu bạn muốn được tư vấn kỹ hơn về các dòng chum sành Bát Tràng, hãy liên hệ ngay với Gốm sứ Bảo Khánh tại hotline 0798 252 252. Bảo Khánh chuyên cung cấp, sản xuất các sản phẩm chum sành thủ công, làm từ những người nghệ nhân tài hoa nhất Bát Tràng. Chum dày, bền chắc thách thức thời gian.

Bài viết khác
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt