Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa tâm linh người Việt

Thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng đã có từ lâu đời và in sâu trong dòng chảy văn hóa của người dân Việt Nam. Thông qua việc thờ cúng, con người gửi gắm những mong mỏi trong cuộc sống của mình vào đấng linh thiêng. Đây cũng chính là ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa Việt.

Nguồn gốc và ý nghĩa của văn hóa thờ cúng

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xuất phát từ lòng hiếu thảo của con cháu với các bậc tiền nhân. Khi họ không còn ở cõi trần thế, sự hiếu kính ấy được tiếp nối bằng sự tôn thờ.

Cha mẹ, ông bà là người có công sinh thành, dưỡng dục và nuôi nấng. Bởi vậy báo hiếu, ơn đền các bậc tiền nhân cũng chính là bổn phận mà phận con cháu nên làm.

Theo đó, tổ tiên được thiêng liêng và thần thánh hóa, là đấng có sức mạnh siêu nhiên. Từ xưa, người ta tin vào sự tồn tại vĩnh viễn của các linh hồn sau khi con người đã chết, tin rằng linh hồn ông bà, cha mẹ sẽ về thǎm nom, phù hộ cho con cháu.

Vì vậy có thể thấy, dù là tưởng tượng nhưng tín ngưỡng này lại có cội nguồn từ cuộc sống hiện thực.

Ngoài ra, việc quy thuận, thờ phụng ông bà tổ tiên phần nào cũng phản ánh mong muốn được che chở khỏi những điều xui rủi của cuộc sống, hy vọng cuộc sống viên mãn, muôn đời bình an. Ý thức tổ tiên tồn tại giúp con người vượt qua sự trần tục, đời thường; thay vào đó là luôn luôn tìm tòi, vươn lên phía trước.

Tuy nhiên, nếu muốn được tổ tiên bao dung phù hộ, con cháu cũng cần phải sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp, những ước nguyện mà ông cha để lại. Mặt khác, nếu muốn được kính trọng, con người nên sống như những tấm gương sáng để con cháu có thể noi theo.

Xem ngay:

Những lưu ý cần biết khi mua bộ tam sự để thờ cúng

Ý nghĩa của bộ ngũ sự trong văn hóa tâm linh của người Việt

Đồ thờ cúng trên bàn thờ gia tiên có ý nghĩa như thế nào?

Ý nghĩa tâm linh bộ đồ thờ gốm sứ Bát Tràng

 

Ý nghĩa đồ thờ cúng trong văn hóa Việt Nam

Là sợi dây gắn kết cõi âm và dương gian, bởi vậy không gian ban thờ luôn được chú trọng. Mỗi một món đồ thờ cúng lại có ý nghĩa tâm linh khác nhau. Vì vậy khi cầu khấn, gia chủ cần phải hiểu rõ được ý nghĩa đồ thờ cúng trên ban thờ.

Bát hương:

Trên ban thờ gia tiên, bát hương là vật bắt buộc phải có trong mọi ban thờ, là vật linh thiêng và quan trọng nhất. Bát hương được coi là nơi các vị thần thánh, tổ tiên giáng ngự mỗi dịp cúng lễ.

Thông qua việc thắp hương, con cháu sẽ gửi gắm những nguyện ước của mình đồng thời thể hiện lòng thành kính sẽ quyện theo làn khói hương hỏa mà đến với ông bà tổ tiên.

Đèn dầu:

Với ý nghĩa là vật phẩm giữ lửa, đèn dầu làm tăng tính linh thiêng cho ban thờ. Hai đèn dầu ở hai bên tượng trưng cho hai cực Âm Dương. Âm Dương hòa hợp, trời đất dung hòa là điều kiện tiên quyết để vạn vật phát triển, sinh sôi.

Đèn dầu được sử dụng để lấy lửa thắp hương trong các kỳ lễ chạp.

Đài thờ, chóe thờ:

Bộ đài thờ gồm 3 đài nhỏ có nắp và trên nắp có núm để cầm. Ba đài này dùng để chứa rượu, nước, muối hoặc gạo tùy theo phong tục từng nơi với ý nghĩa mong muốn sung túc, đủ đầy.

Kỷ chén:

Dùng để đựng nước, rượu hoặc muối.

Ống đựng hương:

Ống đựng hương được đặt ở phía bên phải theo phía người thắp hương, ở rìa ngoài bàn thờ. Ống hương thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp của gia chủ.

Lọ hoa:

Đem đến sự thanh tịnh, trang nghiêm cho không gian thờ tự. Gia chủ nên lựa chọn các loại hoa có mùi hương nhẹ nhàng, tránh mùi nồng hôi.

Lư hương/ Đỉnh thờ:

Đỉnh thờ dùng để đốt trầm hương trong những ngày lễ, ngày tết. Trầm hương khi đốt tạo ra hương thơm thanh khiết, tạo không khí thư thái, xua tan căng thẳng mệt mỏi. Đồng thời thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Trong phong thủy, đốt trầm có thể xua đuổi những luồng khí xấu.

Đôi chân nến:

Cặp chân nến là biểu tượng cho Mặt trời và Mặt trăng. Đôi chân nến được đặt tương xứng hai bên đỉnh thờ, giúp không gian thờ tự trở nên sang trọng, uy nghi.

Đôi đỉnh hạc:

Hạc được biết đến là loài chim tiên biểu tượng cho sự thanh cao, thuần khiết, trí tuệ, khát vọng và sự trường thọ.

Dưới chân hạc là Long Quy - biểu tượng của lòng dũng cảm, mang đến thịnh vượng, an khang. Hình ảnh chim hạc đứng trên lưng rùa mang ý nghĩa của sự trường tồn, giúp gia tiên luôn đường bình an, hạnh phúc.

Nên sử dụng đồ thờ bằng chất liệu gì?

Với những ý nghĩa tâm linh như vậy, gia chủ nên lựa chọn các sản phẩm đồ thờ chất lượng cao. Chất liệu được các chuyên gia phong thủy khuyên dùng của các vật phẩm thờ cúng là gốm sứ.

Lý do bởi, gốm sứ với những đặc trưng như: độ bóng đẹp, độ bền cao, không dễ bị nứt vỡ hay bóp méo. Ngoài ra, các sản phẩm từ gốm sứ dễ dàng trong việc vệ sinh. Chỉ cần lau chùi nhẹ là có thể quay trở lại độ sang bóng ban đầu.

Gốm sứ Bảo Khánh chuyên cung cấp các sản phẩm từ gốm sứ chất lượng cao, chế tác hoàn toàn thủ công tại Bát Tràng. Tất cả các sản phẩm đều được thổi hồn bằng cái tâm của những người nghệ nhân lão luyện của xứ gốm Bát Tràng.

Tham khảo một số mẫu đồ thờ của Gốm sứ Bảo Khánh:

Bộ đồ thờ Phật men lam vẽ hoa sen

Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi Bát Tràng

Bộ đồ thờ men lam cổ Bát Tràng

Để đặt hàng, quý khách có thể gọi tới số hotline của Gốm sứ Bảo Khánh 0901 500 333 - 0886 855 575 - 0886 323 323 hoặc trực tiếp tới cửa hàng trưng bày sản phẩm, địa chỉ: số 14, đường Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.

 

Bài viết khác
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt