15-03-2021, 5:33 pm
Với những người có thâm niên chơi gốm “xịn” lâu năm, không khó để nhận biết bình hút lộc cổ và giả cổ. Tuy nhiên nếu bạn là một người mới, việc này không hề dễ dàng.
Sưu tập đồ cổ không phải là thú chơi bình dân hoặc chỉ cần nhiều tiền là có. Ngoài điều kiện kinh tế, nó đòi hỏi bạn phải như một chuyên gia thẩm định chuyên nghiệp với đôi mắt tinh tường cùng sự am hiểu cặn kẽ về lịch sử.
Bình hút lộc Bát Tràng giá bao nhiêu? Mua ở đâu thì chuẩn?
Tại sao nên mua bình hút tài lộc tại Gốm sứ Bảo Khánh?
Đặt hũ muối tài lộc để cả năm phất như diều gặp gió
Bình hút lộc là đồ vật phong thủy đã xuất hiện từ thời phong kiến. Chúng cũng dùng để trang trí trong triều hoặc nhà quan lại giàu có. Là vật phẩm tồn tại qua hàng ngàn năm, chúng mang vẻ đẹp bí ẩn của lịch sử, dấu ấn của thời gian.
Chứa đựng những ý nghĩa về văn hóa và tinh thần đặc biệt như vậy, những người chơi gốm chuyên nghiệp luôn có những cách để nhận biết được bình hút lộc cổ và giả cổ.
Để hiểu được cặn kẽ căn nguyên của phương thức này, bạn cần nắm được những bước cơ bản trong quy trình sản xuất các sản phẩm gốm sứ hiện nay: làm đất, tạo hình sản phẩm, trang trí hoa văn họa tiết, tráng men (nếu có) và nung đốt.
Có thể thấy, tất cả các sản phẩm gốm sứ chất lượng hiện nay đầu trải qua công đoạn làm đất, tức xử lý để loại bỏ hết các tạp chất độc hại không cần thiết trong đất.
Trong khi đó, bình hút lộc cổ sẽ được nhồi tạo từ đất sét thô, có chứa nhiều các loại chất khoáng dạng bụi li ti cùng những loại tạp chất tồn dư trong đất.
Theo thời gian, quá trình oxy hóa xuất hiện, hình thành nên những vết gỉ sắt màu nâu hoặc nâu đen có trên bề mặt của sản phẩm.
Những lớp gỉ sắt này chính là chìa khóa giúp các chuyên gia giải được bài toán tính tuổi thọ của đồ gốm và nhận biết bình hút lộc cổ và giả cổ.
Các đốm gỉ sắt có thể nhận thấy rõ nhất trên các sản phẩm gốm với dòng men trắng xanh thời nhà Minh. Chất đất sét dùng để tạo nên gốm thời nhà Minh được các nhà khoa học đánh giá có nhiều tạp chất. Đồng thời cũng đủ thời gian để xuất hiện gỉ sét trên đó.
Một số bình gốm thời nhà Thanh cũng có xuất hiện các đốm gỉ sắt này. Nhưng lớp gỉ nhỏ hơn và mức độ gỉ sét cũng ít hơn so với nhà Minh.
Một số hình hút lộc giả cổ hiện nay bị làm giả các đốm gỉ sắt để đánh lừa những người chưa có nhiều kiến thức về gốm. Vì thế, bạn có thể kiểm tra tiếp đến những yếu tố dưới trong bài.
Nước men tráng mỏng mượt trên bình hút lộc chính là lớp giúp tạo ra hiệu ứng mướt mịn và óng ánh về thị giác cho người sử dụng. Đây thực tế là một hỗn hợp chất lỏng dạng bùn chứt Silic Dioxyt, được tráng trên gốm trước khi đem nung…
Khi gặp nhiệt độ cao, hợp chất này bị tan chảy, trở thành lớp men óng, trong suốt phủ khắp bề mặt gốm.
Tuy nhiên, đối với bình hút lộc cổ, khi quy trình sản xuất chưa được hoàn thiện và tiên tiến nhờ khoa học công nghệ như hiện nay, lớp men này sẽ bị lột mờ theo thời gian. Bề mặt không còn vẻ sáng bóng và óng ánh ban đầu nữa.
Như đã nói ở trên, ngày xưa, tất cả các công đoạn gốm sứ đều được thao tác hoàn thủ công bằng tay. Chưa có sự hỗ trợ về máy móc và khoa học, vậy nên các sản phẩm bình hút lộc thời ấy chưa đạt đến các tiêu chuẩn về an toàn chất lượng và thẩm mỹ như hiện tại.
Điều này giải thích cho việc một số bình hút lộc gốm sứ ở thời điểm này tồn tại tập chất hoặc các lỗ rò nhỏ trên mặt.
Ngoài ra, trước khi nung, vàng đế bình hút lộc cô sẽ được đặt trên cát, nhiều khi dính thêm cả tro của các vật liệu khác. Đây là lý do vì sao đáy của bình thường bị dính các tạp chất.
Khi nung, vành đế của đồ gốm sứ cổ sẽ được đặt trên cát khiến cho một số vật thể nhỏ khác bị dính vào đáy của sản phẩm này. Ngoài ra, bề mặt của đồ cổ vật bằng sứ còn có thể bị tro hoặc các vật liệu khác bay vào trong quá trình nung.
Do quá trình sản xuất thô sơ từ hàng trăm năm trước, cộng với trải qua môi trường khắc nghiệt, bình hút lộc cổ thường xuất hiện các vệt lõm trên bề mặt.
Có nhiều nguyên nhân lý giải cho những vết lõm dạng này. Đó có thể là do các hạt bụi li ti trong quá trình hong bình dính vào, hoặc do sự cản trở của lớp dầu dưới men mà nên.
Tuy nhiên, những vết lõm của men này khó phát hiện bằng mắt thường bên các bình hút lộc cổ. Vì thế, bạn cần sử dụng kính phóng đại để kiểm tra.
Cũng có những vết lõm kích thước lớn hơn. Những vết này theo thời gian bị bụi đóng sẽ có màu sậm hơn, có thể quan sát kỹ bằng mắt thường.
Nhiều chiếc bình hút lộc cổ được tìm thấy ở sâu lòng đáy biển. Nguyên nhân do các tai nạn đắm chìm tàu thuyền chở hàng, chở cống phẩm. Qua thời gian dài, chúng có hiện tượng sò bám.
Tuy nhiên, để xảy ra hiện tượng này, chứng to chiếc bình đã bị đằm dưới biển rất lâu. Tuy nhiên chúng lại rất dễ lấy ra khỏi bình hay các sản phẩm khác bằng gốm sứ.
Vậy nên, vết sò bám có thể là một trong những đặc điểm nhận biết bình hút lộc cổ và giả cổ. Đồng thời chúng lại không làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị của món đồ.
Những bình hút lộc cổ xưa được ví như kiệt tác nghệ thuật ấn tượng. Vì vậy, để sở hữu chúng, bạn phải có điều kiện tài chính tốt.
Tuy nhiên với sự tân tiến trong công nghệ nung đốt, những sản phẩm bình hút lộc Bát Tràng giả cổ cũng làm những người yêu gốm say đắm bằng vẻ dung dị, mộc mạc.
Vì thế, dù đã tồn tại hàng trăm năm, nhưng bình hút lộc giả cổ Bát Tràng luôn có sức hút riêng và chiếm vị thế lớn trong lòng những người yêu gốm, muốn sở hữu và sử dụng để trang trí trưng bày trong gia đình.
Bình Hút Tài Lộc men rạn đắp nổi cây Tùng Chim Hạc
Bình hút Tài Lộc men rạn đắp nổi Đào Công dát vàng
Bình hút tài lộc Bát Mã Truy Phong
Bình hút tài lộc Khổng Tước Phú Quý
Bình hút tài lộc Ngũ Hạc Quần Sen men lam
Để nhân tư vấn miễn phí về các sản phẩm bình hút lộc Bát Tràng, liên hệ ngay hotline Gốm sứ Bảo Khánh: 0886.323.323 - 0901.500.333 - 0886.855.575.
Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất
Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt