Các loại đất và quá trình chế tác bộ ấm chén tử sa vùng Nghi Hưng

Buổi sáng tại vùng Nghi Hưng thật thoáng và yên bình, bên cạnh bộ ấm chén tử sa tôi cùng với những nghệ nhân gốm sứ cùng nhau pha trà, ly trà nóng phảng phất hương thơm cùng với không gian se se của sương sớm, cảm giác thật thơ mộng.

Tôi lại được những nghệ nhân gốm sứ kể về các loại đất thường được dùng làm gốm sứ. Có rất nhiều loại đất mà tôi chưa thể biết hết tên của chúng. Cách đặt tên của những loại đất này thường là được đặt theo màu sắc của đất.

Trong số các loại nguyên liệu đất khoáng cơ bản, thì không thể không kể đến các loại đất như:

+ Đất Tử Sa: màu sắc chủ yếu là màu nâu tím và nâu đen.

+ Đất Hồng Sa: có hàm lượng nguyên khoáng rất giống với loại đất tử sa, nhưng lại mang màu sắc đỏ nhạt.

+ Đất Lục Sa: đây là loại đất khá là hiếm trong tự nhiên, tuy nhiên kết cấu của chất lại không bền, chắc nên thường được phối với các loại nguyên liệu khác hoặc đất Tử Sa. Đất mang màu sắc rất đặc biệt xanh lá nhạt.

+ Đất Đoàn Sa: với màu sắc vàng, đất Đoàn Sa còn là loại đất có hàm lượng thạch anh và khoáng chất cao hơn rất nhiều các loại đất khác.

+ Đất Chu Sa: theo các nghệ nhân thì loại đất này rất thích hợp để thiết kế ra những bộ ấm nhỏ hoặc vừa phải. Những bộ ấm như vậy thường làm vật trang trí, kỷ niệm hay đồ sưu tầm rất ý nghĩa. Loại đất này thì lại nằm rất sâu trong tĩnh mạch đá và có màu đỏ bóng.

Những nghệ nhân còn chia sẻ thêm cho tôi biết về sắc độ của đất thay đổi theo nhiệt độ nung của ấm, độ co ngót của đất trong quá trình nung vào khoảng 8-27%.

Mỗi loại đất sẽ dược nung ở nhiệt độ khác nhau và có độ ngót khác nhau:

+ Đất Tử Sa: thường được các nghệ nhân gốm sứ nung ở nhiệt độ 1180 độ C và độ co ngót khoảng 10 – 11%. Màu sắc của đất tử sa sau khi được nung sẽ chuyển sang màu tím hay còn được gọi là cát tím. Nhưng theo các nghệ nhân gốm sứ thì gọi là màu nâu tím hoặc màu nâu.

+ Đất Hồng Sa: được nung ở nhiệt độ 1100 độ C hoặc cao hơn, độ co ngót so với ban đầu là vào khoảng 14%. Hồng sa sau khi nung sẽ chuyển sang màu đỏ cam, còn Hồng Sa nguyên khoáng gốc là tử sa nên có màu đỏ nâu. Còn đất Hồng Sa ngày xưa được sử dụng thì lại có màu đỏ sẫm, tuy nhiên bây giờ loại đất đó rất hiếm.

+ Đất Lục Sa: đây là loại đất rất hiếm trong tự nhiên, những nghệ nhân gốm sứ mô tả đất có các chấm màu xanh nhạt và được nung ở nhiệt độ 1160 độ C, độ co ngót vào khoảng 14%. Cũng do là đất hiếm cho nên kết cấu màu sắc không được bền. Chính vì vậy, loại đất này vẫn hay được phối với các nguyên liệu đất khác khi làm ấm để tăng thêm độ bền.

+ Đất Đoàn Sa: được mô tả là có màu vàng, ngoài ra còn có màu be (beige) hay vàng be, đây cũng là loại đất rất hiếm. Nhiệt độ nung thường vào khoảng 1175 – 1180 độ , độ co ngót với ban đầu là vào khoảng 12%.

+ Đất Chu Sa: là loại đất có khả năng chịu nhiệt rất là cao, vượt hơn cả mức nhiệt độ nung yêu cầu lên đến 1700 độ C và độ co ngót là 18 – 25%. Nhưng theo các nghệ nhân màu sắc của đất này sẽ phù hợp với việc làm ra các loại ấm nhỏ, dùng để sưu tầm thì rất đẹp.

Các loại đất sét ở Nghi Hưng khi làm ra các bộ ấm chén pha trà thường rất chắc chắn, không bị nứt khi thay đổi nhiệt độ pha trà. Trong đất còn có chứa các lỗ không khí rất nhỏ, phỉ soi kính hiển vi điện tử thì mới thấy được, chính đặc điểm này mà các bộ ấm chén tử sa thường có độ thẩm thấu hương trà, lưu hương và đượm vị rất tốt.

Sau khi trò chuyện về những loại đất, tôi theo những nghệ nhân gốm sứ vào trong xưởng để xem quá trình chế tác bộ ấm chén tử sa cao cấp.

Đất sau khi đi qua xưởng chế tạo, thì mới được những người thợ gốm đem chia ra thành từng tảng và cân đo kỹ càng. Mỗi nắm đất lại được cán thành từng miếng phẳng, để làm đát ấm, thành ấm và nắp ấm, được làm bằng thủ công bằng tay hoặc dùng khuôn.

Sau đó, những người thợ mới dùng chiếc bàn xoay để ráp chúng lại thành hình và gắn những miếng đất đã nặn dính chặt vào nhau và miết ra cho láng bằng dụng cụ gỗ hay sừng.

Khi đã tạo thành hình rồi thì những người thợ đợi ráo nước, bằng cách phơi khô tự nhiên, rồi mới bắt đầu trang trí những hình hoa văn, nét chữ lên trên bộ ấm chén tử sa.

Trước đây thì các bộ ấm thường có đóng dấu của tên nơi sản xuất nhằm thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu của nơi sản xuất. Nhưng sau này, người ta chuộng in tên lên ấm hơn, một phần vì muốn thấy tên mình trên những tác phẩm nghệ thuật và một phần muốn thể hiện sự sang trọng, uy quyền của bản thân. Tất nhiên, vì là in và vẽ bằng tay nên thường sẽ có nét xấu và đẹp khác nhau, nhưng đó chính là những đường nét nghệ thuật của chính những nghệ nhân gốm sứ.

Những loại ấm sản xuất theo kiểu công nghệ thì chữ viết hay hoa văn đều được in bằng một loại mực không phai, tất nhiên mang tính đại trà cái nào cũng như cái nào. Ngoài ra, theo khoa học thì loại mực này cũng không tốt, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng vì thấm qua thành ấm đi vào bên trong ấm, hòa lẫn với nước trà khi pha.

Cho tới ngày nay, thì cái nghề nặn gốm sứ, ấm chén là cả một nghệ thuật, tâm huyết của người thợ làm gốm. Đó là cả một quá trình học nghề lâu dài, phải mất rất nhiều năm thì mới có thể học hết được. Nếu đem so sánh với các công nghệ in ấn, đổ khuôn công nghiệp thì những bộ ấm chén từ làng nghề gốm Nghi Hưng không chỉ là bộ ấm thông thường mà đó còn là cả linh hồn, tâm huyết của người làm gốm giành trọn cho những bộ ấm chén pha trà.

Lịch sử của Nghi Hưng ghi lại:

Trong những năm trở lại gần đây, tại Bắc Mỹ này đã nhiều lần triển lãm ấm Nghi Hưng. Bộ sưu tập của Tiến Sĩ La Quế Tường (K.S. Lo) được trưng bày trong những năm 1990 - 1992 tại viện bảo tàng Phoenix Art Museum, Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kiều San Francisco, hay hai viện bảo tàng Indianapolis Art Museum, và Ontario Museum.

Từ những năm 1926 – 1930, những bộ ấm pha trà của vùng Nghi Hưng còn được nhận huy chương vàng trong các kỳ triển lãm quốc tế tại Philadelphia, hay là ở Leipzig và Liege.

Với lịch sử lâu đời đến như vậy, làng gốm Nghi Hưng còn là nét văn hóa di sản của Trung Quốc ngày nay. Nếu có dịp qua Trung Quốc du lịch, đừng quên ghé Nghi Hưng tham quan và tìm hiểu về cuộc sống làng gốm nơi đây.

Còn nếu các bạn muốn mua những bộ ấm chén tử sa thì tới làng gốm Bát Tràng để chọn mua, chất lượng, mẫu mã, thương hiệu gốm cũng vang danh bao đời nay, hơn nữa giá thành cũng hợp lý với người Việt hơn đó !

 

Bài viết khác
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt