Câu chuyện bên bộ ấm chén uống trà đạo

Tôi đã từng một thời đam mê trà đạo, nhâm nhi trà bánh bên bộ ấm chén uống trà cùng ông ngoại của mình. Tuy nhiên, từ ngày xa quê hương lên TP.Hồ Chí Minh lập nghiệp, tôi đã bị cuốn theo những thú vui đam mê khác nhau.

 

Nhớ về lại những kiến thức thú vui trà đạo hồi đó, tôi vẫn chỉ thuộc dạng thường thường – hay nói cách khác đó chỉ còn là một niềm đam mê lỡ cỡ mà thôi.

Phong cách trà đạo của người Nhật luôn khiến tôi bị cuốn theo, bởi nét thiên nhiên, tỉ mỉ và tinh tế. Bởi văn hóa uống trà của Nhật gần như là một loại đạo chứ không chỉ là việc thưởng thức trà. Không gian bày trí trong thế giới trà đạo của người Nhật mang nét tôn nghiêm với không gian yên tĩnh, nó đã thu hút sự chú ý của tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Khác với vẻ yên tĩnh của trà đạo Nhật Bản, phong cách trà đạo của người Trung Hoa thì theo kiểu phô diễn hình thức nhiều hơn, mà trong không gian đó nhân vật trung tâm đôi khi không phải là ấm trà mà thường lại là người châm trà.

Còn cách thưởng thức trà của người Việt ta thì lại đơn giản, mộc mạc, nó thể hiện phong tục, một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước.

Một bộ ấm chén uống trà của người Nhật và Trung Hoa luôn mang phong cách nhẹ nhàng, tinh tế về mặt hình thức cũng như chất liệu tạo hình. Còn đối với người Việt văn hóa “ăn chắc mặc bền” đã gần như đi sâu vào trong tâm trí của mỗi người con đất Việt, chính vì thế mà mội bộ ấm chén trà thường tinh tế, chắc chắn và đôi khi vẫn còn thô sơ.

Nói như vậy không có nghĩa là cách thưởng thức trà của người Việt bình dị.

Ví dụ về cách pha loại trà ướp hương sen: công đoạn để hình thành một bộ ấm chén pha trà ướp hương sen vô cùng tỉ mỉ, khá phức tạp với nhiều công đoạn khác nhau:

  • Công đoạn ướp trà: canh vào lúc chiều ta, người ta chèo thuyền trong hồ sen, bỏ từng nhúm trà nhỏ vào trong các bông hoa sen, rồi dùng dây lạt buộc bông hoa sen lại. Trà để ướp hoa sen cũng phải được lựa chọn rất kỹ, phải chọn được loại trà ngon, sạch và được hái từ những vùng núi cao trên những cây trà cổ thụ.
  • Công đoạn thu hoạch: canh lúc trời sáng sớm, khi mà hương sen đã hòa quyện cùng với trà khi ánh nắng chưa làm tan đi hương sen trong từng nhúm trà. Các bông hoa sen ngậm trà sau khi thu hoạch được bóc ra, những nhúm trà còn giữ được hương hoa sen thơm ngào ngạt được để riêng ra bảo quản cẩn thận, tránh ẩm mốc cũng như khô quá làm ảnh hưởng tới chất lượng của hương vị trà.
  • Công đoạn chọn nước pha: nước pha còn được chọn cẩn thận, lấy từ những giọt sương ban mai còn đọng trên những chiếc lá sen vào buổi sáng sớm hoặc những giọt nước mưa được tích trữ. Chỉ dùng những loại nước ấy pha trà thì mới có thể làm cho hương thơm của trà thêm nồng nàn.
  • Công đoạn chọn ấm và trà cụ: với những loại trà ướp như vậy không thể để trong những hũ đựng thông thường, bởi có thể làm bay hơi không giữ được mùi hương thơm. Hũ đựng phải là loại hũ được làm bằng chất liệu đất nung hay sứ tráng men nhằm lưu trữ lại tối đa hương vị của trà khi được ướp. Mỗi ấm pha trà chỉ nên chuyên pha một lại trà chuyên biệt, đặc biệt bộ ấm chén tử sa là một trong những lựa chọn hoàn hảo cho những loại trà ướp đặc biệt như này.

Nét văn hóa uống trà của người Việt còn được đưa vào các vần thơ của Nguyễn Tuân trong các tác phẩm :”Chén trà trong sương sớm” và “Những chiếc ấm đất”.

Để hiểu hết về trà đạo vốn mất rất nhiều thời gian và công sức. Quan trọng là bạn có đủ đam mê để theo đuổi nó đến cùng hay không mà thôi. Nãy giờ tôi chỉ đang hoài cổ lại và muốn lưu giữ lại những nét văn hóa truyền thống của con người Việt Nam. 

Facebook: http://www.facebook.com/gomsubaokhanh

Email: sales@chogombattrang.vn

Website : https://gomsubaokhanh.vn/ 

Chúc bạn tìm được bộ ấm chén uống trà ưng ý cho riêng mình!

 

Bài viết khác
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt