16-08-2021, 9:19 am
Khi sang nhà mới, dễ dàng chuyển các vật dụng nội thất trong nhà. Còn các đồ thờ, đồ tâm linh thì sao? Liệu có nên mang bát hương từ nhà cũ sang nhà mới hay không?
Những thứ liên quan đến tâm linh luôn là vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ thấu đáo trước khi bắt tay vào làm. Vậy bài viết này sẽ giúp bạn giải tỏa mối lo này.
Xem thêm:
Tùy vào niềm tin của mỗi người, mà khi sang nhà mới có thể sử dụng lại bát hương cũ hoặc bốc bát hương mới. Điều này không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, lưu ý nếu bát hương có hiệu vị là địa chỉ nhà cũ, thì nên thay bát hương mới. Nếu không, hoàn toàn có thể mang bát hương từ nhà cũ sang nhà mới.
Và để tránh các việc phạm kị tới thần linh hay các vị gia tiên tiền tổ, nên tuân theo những nguyên tắc hạ bát hương cũ, chuyển hay bốc bát hương mới.
Tùy theo việc gia chủ muốn sử dụng bát hương cũ hay bốc bát hương mới mà sẽ có những sự chuẩn bị khác nhau. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đầy đủ các thủ tục chuyển bát hương cũ và bốc bát hương mới ngay dưới đây.
Bàn thờ và bát hương là nơi tụ nhiều vận khí nhất trong nhà. Khi chuyển bát từ nhà cũ sang nhà mới, gia chủ cần đảm bảo xử lý theo đúng nguyên tắc các vấn đề sau.
Dọn bàn thờ cũ
Bàn thờ là nơi an ngự của các vị thần linh, gia tiên tiền tổ, vì thế gia chủ cần cẩn thận khi di chuyển bát hương. Nếu phạm phải các điều tối kỵ, có thể khiến thần linh nổi giận mà không tránh khỏi tai ương cho gia đình.
Cụ thể, trước khi mang bát hương từ nhà cũ sang nhà mới, gia chủ nên dọn dẹp lại bàn thờ cũ theo từng bước sau:
Bước 1: Lựa chọn ngày đẹp, giờ đẹp để tiến hành lau dọn bàn thờ
Bước 2: Chuẩn bị lễ vật, đồ cúng gồm hoa quả, vàng mã, hương nhang… hoặc thêm các món chay để xin thần linh cho phép chuyển bát hương sang nơi mới.
Bước 3: Bày mâm lễ cúng, xưng tên tuổi, địa chỉ, lý do xin chân hương.
Bước 4: Vái lạy thần linh, khi hương hết ⅔ có thể hóa đồ cúng. Sau khi nhang cháy hết có thể hạ bát hương, đồ thờ để chuẩn bị các bước tiếp.
Thủ tục chuyển bát hương cũ sang nhà mới
Bước 1:
Trường hợp dùng bát hương cũ chuyển sang nhà mới, đừng quên hỏi ý kiến những người có kinh nghiệm, các nhà sư hoặc thầy cúng về ngày giờ để chuyển bát hương.
Bước 2:
Tiếp theo, chuẩn bị mâm cúng gồm tiền vàng, hoa quả, đồ ăn chay để làm lễ ở nhà mới, thắp hương xin thần linh tổ tiên được phép dịch chuyển bát hương về địa chỉ khác. Gia chủ có thể tham khảo bài khấn:
Khi làm lễ lần đầu tiên, khấn theo bài khấn:
Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)
Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG
Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH. (Và/hoặc tên cụ thể của người được thờ)
Con tên là …..
Hôm nay ngày……tháng.…. năm……(nhằm ngày...tháng...năm...âm lịch) là ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được chuyển bàn thờ đến địa chỉ mới ở …………….. Con xin được phép bốc bát hương, chuyển dời di ảnh cùng các vật thờ cúng về địa điểm mới.
Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận.
Cẩn cáo!
Lưu ý, khi di chuyển bát hương đến địa chỉ mới, cần chuyển bát hương đến nơi ở mới luôn, không nên đặt tạm bát hương vào nhà của bất kì ai.
Bước 3: An vị bàn thờ mới
Khi sang bàn thờ mới, gia chủ nên thắp hương liên tục trong vòng 7 ngày. Mỗi buổi sáng nên thay một chén nước mới và khấn:
Tín chủ con:.........đã chuyển ban thờ tới nơi.........từ ngày..........tháng/ năm. Kính cáo chư vị Thổ địa - Tài thần, Thượng trung hạ đẳng thần an tọa vào bát hương trên ban thờ ở đây, phù hộ độ trì cho con sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý.
Nếu như gia chủ có thời gian, trong lúc an vị bát hương Đọc Chú Đại Bi để an vị bát hương, cầu xin sự bình an, che chở từ tổ tiên.
Trường hợp sang nhà mới bốc bát hương mới
Nếu bát hương đã quá cũ và gia chủ muốn tự bốc bát hương mới, gia chủ cũng dọn bàn thờ cũ như đã nói ở trên, đồng thời tuân theo trình tự như sau:
Xử lý bát hương cũ
Bát hương cũ tuyệt đối không được tùy tiện vứt đi. Điều này tương đương với hành động xúc phạm các vị thần, báng bổ ông bà tổ tiên. Chẳng may bị khiển trách, sẽ khiến gia chủ gặp điều không may.
Tốt nhất, gia chủ nên xử lý bát hương cũ theo những cách sau:
Nếu bát hương bằng gỗ: tốt nhất nên đốt thành tro, rồi đem thả trôi sông, hoặc chôn góc vườn ở những chỗ sạch sẽ.
Nếu bát hương bằng kim loại: có thể gửi lên chùa để các sư thầy tái chế đúc chuông, không nên vứt bừa bãi ra những nơi ô uế.
Nếu bát hương bằng gốm sứ: Nghiền nhỏ rồi chôn ở nơi góc vườn. Đồ thờ cũ chôn dưới đất như một cách trả lại cho đất trời những thứ vốn của nó.
Thủ tục bốc bát hương mới
Thông thường, người bốc bát hương nên là một thành viên nam trong nhà. Khi bốc cần ăn mặc lịch sự và tiến hành theo trình tự:
Bước 1: Tẩy uế bát hương
Bát hương mới mua cần phải tẩy uế, gột rửa năng lượng không tốt bằng cách dùng rượu gừng giã nhỏ. Lấy khăn sạch nhúng và lau thật kỹ bát hương. Sau đó có thể lau lại bằng khăn khô hoặc để khô tự nhiên.
Bước 2: Bốc bát hương
Khi bốc bát hương tại nhà, gia đình cần chuẩn bị những lễ vật cúng sau: 1 mâm ngũ quả, 12 chén chè xôi, 3 bát cơm, các món chay. Sau đó gia chủ tiến hành khấn bài nhập trạch để xin phép gia tiên, thổ công, thần linh cho gia đình đổi bát hương mới.
Tiếp theo, hai mở năng lượng của bát hương bằng cách lấy giấy vàng hóa, đốt lửa hơ xung quanh, từ trong ra ngoài của bát hương mới. Làm xong lấy một tờ giấy vàng chà sát trong và ngoài.
Bước 3: Cho cốt thất bảo
Khi hoàn thành các công đoạn trên, gia chủ tiến hành cho cốt thất bảo cộng tro của rơm nếp đổ vào bát hương.
Bước 4: Dâng bát hương lên thờ
Đây là bước cuối cùng. Đại diện dòng họ kính cẩn dâng bát hương mới lên bàn thờ, đọc sớ cầu khấn mời các vị thần linh gia tiên đến an ngự và đốt nén nhang đầu thể hiện lòng hiếu kính của mình.
Văn khấn bốc bát hương mới
Khi bốc bát hương mới, gia chủ có thể tham khảo bài văn khấn như sau:
Con nam mô a di Đà Phật (nhắc lại 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
- Con lạy quan thần linh số nhà ... đường... phố... Phường... quận.... thành phố...
Hôm nay là ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành, là ngày ... tháng... năm...
Con xin phép quan thần linh thổ địa số nhà ... đường... phố... Phường.... quận.... thành phố... cho phép con được bốc bát hương thờ cúng gia tiên nội ngoại bà cô ông mãnh họ chồng ( xưng lên ) tại gia. Cho con được thờ cúng (xưng tất cả tên người mất, ngày giỗ an táng ở đầu).
Con xin quan thần linh, gia tiên nội ngoại bà cô ông mãnh họ (...), chứng tâm chứng lễ phù hộ cho gia đình con (xưng tên mọi người trong gia đình) được mạnh, được khỏe, làm ăn phát tài gặp nhiều may mắn, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, chín tháng đông ba tháng hè vỗ tai vô ách, vô bệnh, vô hạn cho gia chung chúng con lộc làm lộc ăn, lộc gần mang đến, lộc xa mang lại..
Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi xin gia tiên nội ngoại và bà cô ông mãnh xá ú xá mế, xá lầm lỗi cho con, mở được cho con lội, mở lối cho con đi. Độ cho gia đình của con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu.
Con nam mô a di Đà Phật!
Sau khi thắp lượt hương thứ 2 thì hóa tiền vàng văn khấn, rải lần lượt gạo muối trước cửa ngõ. Tàn hết hương thì xin hạ lễ.
Bài viết trên đã giải quyết giúp bạn câu hỏi có nên mang bát hương từ nhà cũ sang nhà mới hay không. Đồng thời cũng đưa ra được các giải pháp tùy vào sự lựa chọn của bạn.
Nếu còn thắc mắc hay có nhu cầu mua bát hương mới, vui lòng liên hệ Gốm sứ Bảo Khánh: 0901 500 333 - 0886 855 575 - 0886 323 323
Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất
Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt