Cơm rượu bị mốc có ăn được không và cách xử lý tốt nhất

Chuẩn bị cơm rượu là một trong những bước đầu tiên để làm rượu hoặc nhiều món ăn khác. Tình trạng cơm rượu bị đắng, bị sượng, bị mốc,… hoàn toàn có thể gặp phải. Bỏ đi thì phí nhưng để ăn thì nhiều người sợ không an toàn cho sức khỏe. Vậy cơm rượu bị mốc có ăn được không và cách xử lý tình trạng này như thế nào?

1. Cơm rượu bị mốc có ăn được không?

Tình trạng cơm rượu bị mốc meo không phải hiếm gặp nhưng nhiều người tiếc của nên vẫn cố gắng ăn, chỉ loại bỏ phần mốc nhìn thấy. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của người dùng.

Cơm rượu bằng gạo nếp rất ngon và bổ dưỡng nhưng khi đã bị mốc thì rất nguy hiểm, không nên ăn:

Nấm mốc một khi đã phát sinh thì có khả năng phát triển nhanh vào bên trong và lan rộng sang các phần xung quanh gây lây lan nhanh. Một điều dễ nhận thấy là cơm rượu bị mốc ít trên bề mặt nhưng nhiều hạt xung quanh, thậm chí một vùng lớn cơm rượu khác đã có dấu hiệu vữa, chua, đắng.

Điều đáng quan tâm là cơm rượu bị mốc sẽ có độc tố nấm. Nếu độc tố ít hoặc liều lượng nhỏ thì chỉ gây ngộ độc nhẹ: nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng… Không những thế, các độc tố này khi vào cơ thể sẽ tích lũy dần dẫn đến các bệnh hiểm nghèo như ung thư, suy thận…

Chính vì vậy, một khi cơm rượu đã có hiện tượng bị mốc, lên meo, bạn không nên tiếc, cố gắng ăn phần không mốc mà nên bỏ.

Xem thêm:

Chum sành ngâm rượu – Hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng trước trong và sau khi ngâm rượu

Cách ngâm rượu bằng chum sành trơn thơm và không đau đầu

Liệu giá chum sành ngâm rượu Bát Tràng có đắt không?

Bí quyết chọn gạo nấu rượu của nghệ nhân rượu làng Vân

2. Nguyên nhân cơm rượu bị mốc

Một số lý do khiến cơm rượu bị mốc mà bạn cần biết:

a. Do chọn loại gạo ủ men kém chất lượng

Đây là lý do đầu tiên mà nhiều người mắc phải. Cơm rượu bị lên mốc do chọn gạo nếp kém chất lượng, đã có mùi ẩm mốc, không có mùi thơm, gây cảm giác khó chịu khi ngửi.

Ngoài ra, hiện nay, trên thị trường có loại gạo nếp cẩm vị nhuộm màu hóa học cho thực phẩm. Dẫn đến kích thước hạt không đều và khi làm cơm rượu, hạt gạo không lên màu tím tự nhiên.

Cách xử lý: Với nguyên nhân gạo kém chất lượng, bạn cần biết cách phân biệt và chọn gạo nếp ngon, tránh mua phải gạo kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến chất lượng rượu, món ăn và sức khỏe người dùng.

b. Do chọn men làm cơm rượu kém chất lượng

Chất lượng loại men được lựa chọn cũng quyết định chất lượng của món cơm rượu. Nếu chọn nhầm loại men cũ hoặc bị mốc thì chắc chắn cơm rượu không ngon, thậm chí bị mốc.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý không chọn men tàu vì có chứa nhiều vi sinh vật có hại. Sử dụng men này hay gây các vấn đề về sức khỏe như: nhức đầu, chóng mặt, nặng hơn nữa là ngộ độc thực phẩm.

Cách khắc phục: Bạn hãy chọn men mới, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chứa các vi sinh vật có lợi. Tốt nhất bạn nên tìm một địa chỉ quen, đảm bảo cung cấp men chuẩn để mua lâu dài.

c. Do làm sai cách ủ men

Nếu gạo đã ngon, men đã chuẩn mà cơm rượu vẫn bị mốc, sượng, đắng, không ngon, bạn nên cân xem xét lại cách ủ men. Những người làm lần đầu hay bị mắc ở khâu này. Khi rải men, bạn cần lưu ý:

Không rải men khi cơm rượu còn nóng, nhiệt độ cao khiến men bị chết, không thể lên men. Không rải men khi cơm quá nguội khiến quá trình lên men trong cơm rượu không thành công.

Cách cải thiện: Bạn nên hỏi kỹ cách ủ men đúng cách ở những người có kinh nghiệm để đảm bảo khả năng thành công cao nhất.

 3. Cách khắc phục cơm rượu mốc

Như đã nói ở trên, bạn cần thực hiện những điều sau:

a. Chọn gạo chất lượng

Trước hết với nguyên nhân từ gạo, bạn cần lựa chọn nguyên liệu chính thật cẩn thận. Hãy chọn hạt gạo tròn đều, không lép, không vỡ hạt. Lưu ý quan trọng: hạn chế sử dụng gạo nết đã xát hết lớp vỏ trấu vì chính lớp vỏ này tạo nên thành phẩm cơm rượu ngon, chứa nhiều vitamin B có lợi cho sức khỏe, đặc biệt làn da.

Ngoài ra, khi chọn gạo, bạn hãy nếm thử vài hạt. Nếu gạo có vị ngọt nhẹ, mùi thơm dễ chịu, không có mùi lạ thì đây là loại gạo ngon, nên chọn.

Màu sắc hạt gạo cũng tiết lộ chất lượng. Gạo kém chất lượng thường có màu trắng rất lạ hoặc bị bạc dụng do quá trình xay xát khiến mất lớp cám bao quanh.

b. Chọn men

Với men làm cơm rượu, bạn cần lưu ý không lựa chọn men tàu. Men đủ phẩm chất mà bạn có thể lựa chọn thông thường có các đặc điểm: men sáng màu, tròn to, mang hương thơm dịu nhẹ. Đây là loại men ngọt, còn mới, chưa có dấu hiệu bị mốc hay ẩm.

Lựa chọn men làm cơm rượu kỹ thì bạn mới có một món ăn ngon hoặc bình ngâm rượu ngon.

c. Ủ men đúng cách

Cơm rượu cần được ủ men đúng cách thì mới hạn chế tình trạng bị mốc. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn ủ men như sau:

Bước 1: Gạo nếp sau khi nấu chín thì rải ra để nguội bớt.

Bước 2: Đập nhuyễn men và loại bỏ phần vỏ bẩn.

Bước 3: Kiểm tra độ nóng của cơm gạo nếp. Nếu cơm gạo không còn nóng, chỉ hơi ấm và cũng không quá nguội thì bắt đầu rải men đều lên gạo.

Bước 4: Ủ cơm rượu trong điều kiện không quá kín. Thời gian ủ 1-2 ngày thì cơm rượu vẫn hơi nồng và cay hơn. Nếu ủ nhiều hơn 5 ngày thì cơm rượu có mùi nồng do độ rượu tăng lên.

Hạn chế tình trạng cơm rượu bị mốc, sượng, đắng không quá khó đúng không? Gốm sứ Bảo Khánh hy vọng bạn sẽ có món cơm rượu ngon, đảm bảo sức khỏe và tuyệt đối không ăn cơm rượu bị mốc nhé.

Bài viết khác
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt