Lễ Phật Đản là gì? Những điều cần làm và kiêng kỵ trong ngày lễ này

Đối với những người theo đạo Phật, Lễ Phật Đản chính là ngày lễ lớn trong năm. Vậy Lễ Phật Đản là ngày gì, cần làm gì và kiêng kỵ những gì trong ngày này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: 

Hướng Thần Tài là hướng nào? Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài đón tài lộc

Tết Thanh minh – kiến thức đầy đủ từ A - Z

Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch hàng năm nên làm gì?

 

1. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Phật Đản.

Lễ Phật Đản là 1 trong 3 ngày lễ lớn của giới đạo Phật, gồm:

  • Lễ Vu Lan
  • Lễ Thành Đạo
  • Lễ Phật Đản.

Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày rằm tháng tư (15/4) âm lịch hàng năm, để kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca đản sinh. Năm 2021 này, ngày Lễ Phật Đản sẽ rơi vào thứ Tư ngày 26/05 dương lịch. 

Trong các buổi lễ của Phật giáo, đặc biệt trong ngày lễ Phật Ðản diễn ra nhằm dẫn dắt con người đến với đạo Phật, với mục đích để xoa dịu bớt nỗi khổ đau của cuộc đời. Mục đích quan trọng hơn hết chính là: "Hãy bước vào cửa đạo Phật", chứ không phải đơn giản chỉ bước chân vào cửa chùa rồi thôi, hay là vẫn cứ đi lang thang bên ngoài, cùng với với các hình thức cúng kiến, lễ lạy, các cuộc hành hương thương mại, kêu gọi đóng góp tạo chùa to tượng lớn..., mà không quan tâm đến việc tu tâm dưỡng tính, không quan tâm đến chính pháp là gì? Bước vào cửa đạo Phật nghĩa là phải biết tu học theo những lời đức Phật dạy trong kinh sách, mục đích là để đạt giác ngộ và giải thoát, chứ không phải là tu mù, ai bảo sao làm vậy, ai nói sao nghe vậy, một cách mê tín dị đoan!

 

2. Những nghi thức cần làm trong ngày Lễ Phật Đản

Vào ngày này, buổi lễ Phật Đản sẽ diễn ra nhiều hoạt động trang trọng như: diễu hành, các buổi thuyết giảng đạo Phật, trưng bày lồng đèn, thả hoa đăng trên sông, ... Các nghi thức này thường được tổ chức trang trọng nhưng vẫn giản dị, không quá xoa hoa tốn kém, mục đích để thể hiện sự thành tâm của Phật tử thay vì sự phung phí tiền của.

Lễ Tắm Phật chính là một trong những nghi thức quan trọng nhất của ngày Lễ Phật Đản. Nghi thức này là để bày tỏ lòng tưởng nhớ đến ngày Đức Phật ra đời, đồng thời thể hiện sự thanh lọc tâm hồn và hướng đến những điều an lạc.

Khi tiến hành lễ tắm Phật, người ta sẽ xướng bài chú tắm Phật:

Ngã kim quán mộc chư Như Lai

Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ

Ngũ trược chúng sanh tịnh ly cấu

Đồng chứng Như Lai tịnh Pháp thân

Tỳ Gia thành lý vị tằng sanh

Sa La thọ gian vị tằng diệt

Bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm

Nhãn trung khán kiến trùng thiên tiết

Kim triêu chính thị tứ ngoạt bát

Tịnh Phạn vương cung sanh Tất Đạt

Cửu long phúng thủy thiên ngoại lai

Bỗng túc Liên Hoa tùng địa phát

Án mâu ni, mâu ni, tam mâu ni, tát phạ ha

 

3. Những điều nên làm trong ngày Lễ Phật Đản

  • Dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp ban thờ gọn gàng sạch sẽ

Việc đầu tiên vào ngày Lễ Phật Đản chính là phải vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là khu vực ban thờ cần phải lau chùi thật sạch sẽ, sắp xếp đồ thờ cúng thật ngăn nắp, gọn gàng, đúng vị trí. Đây chính là cách thể hiện lòng thành kính của người Phật tử đối với Đức Phật. Đồng thời việc làm này cũng giống như việc lột rửa khỏi những dơ bẩn, xấu xa, giúp cho con người thanh thản và an tâm hơn.

  • Ăn chay

Đối với những người theo đạo Phật, ăn chay là điều tiên quyết nên làm trong ngày mùng 1 và ngày rằm, đặc biệt là trong ngày Lễ Phật Đản. Việc ăn chay còn khiến cho tâm hồn thanh tịnh, thanh lọc tạp niệm và giảm việc sát sinh.

  • Đi chùa nghe giảng đạo và phụ giúp nhà chùa làm lễ

Ngày Lễ Phật Đản chính là cơ hội để các Phật tử đến chùa nghe giảng đạo giúp cho tâm hồn được thanh tịnh hơn, thanh lọc bớt những tạp niệm xấu xa trong lòng. Các Phật tử cũng nên góp tay vào phụ giúp nhà chùa trong việc chuẩn bị dâng hoa, làm lễ,....

  • Làm việc thiện nguyện

Làm việc thiện, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn  cũng là điều mà không chỉ trong ngày Lễ Phật Đản mà cả ở các ngày bình thường các Phật tử cũng nên làm. Làm việc thiện không chỉ giúp đỡ người khác gặp khó khăn mà còn giúp bản thân được thanh thản, nhẹ nhõm.

  • Phóng sinh

Người Việt Nam thường có nghi thức phóng sinh các động vật như chim, cá... vào các dịp lễ, tết lớn trong năm. Đây cũng chính là một thông điệp mang đầy tính nhân văn về việc giảm bớt sát sinh, đồng thời yêu thương động vật và sống an lạc thanh tịnh.

 

4. Những điều kiêng kỵ trong ngày Lễ Phật Đản

Trong ngày Lễ Phật Đản, bạn nên kiêng một số điều sau:

  • Đặt sai vị trí bàn thờ

Ban thờ cần tránh đặt ở những nơi gần nhà tắm, nhà vệ sinh,... Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng bàn thờ Phật nên đặt ở nơi cao nhất trong nhà, quay hướng ra cổng chính của ngôi nhà.

  • Nói tục chửi thề, ăn mặc phản cảm trong chùa

Bạn cần tránh đùa giỡn lớn tiếng, nói những lời không hay hoặc ăn mặc những bộ đồ phản cảm, quá hở hang khi đi chùa. Bởi điều này không những làm vấy bẩn chốn linh thiêng mà còn đánh mất sự thành tâm đối với Đức Phật.

Để biết được những thông tin bổ ích hay có nhu cầu mua các loại đồ gốm sứ tâm linhgốm sứ phong thủy, truy cập ngay https://gomsubaokhanh.vn để tham khảo nhé!

 

Bài viết khác
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt