Những phương pháp tạo hình gốm sứ bạn cần biết

Để tạo ra những sản phẩm gốm đẹp và chất lượng, ngoài các khâu làm đất, nung và trang trí thì tạo hình cho các sản phẩm gốm sứ cũng là một khâu vô cùng quan trọng, góp phần rất lớn đến chất lượng của các sản phẩm gốm. Có nhiều phương pháp tạo hình cho gốm, trong bài viết này, Gốm sứ Bảo Khánh xin được giới thiệu đến bạn một vài hình thức cơ bản sau. 

Phương pháp tạo dáng cổ truyền

Đây là phương pháp mà thợ tạo hình gốm sẽ làm bằng bàn tay trên bàn xoay, thợ làm gốm sẽ ngồi trên một cái ghế cao rồi dùng chân quay bàn xoay và tay sẽ vuốt đất tạo dáng cho sản phẩm. Với phương pháp này  đòi hỏi người làm phải có kĩ thuật và mĩ thuật cao thì mới tạo ra được những hình dáng sản phẩm như ý muốn.

Trong phương pháp này cần phải lưu ý, đất trước khi đưa vào bàn xoay thì phải được vò cho thật nhuyễn, rồi ném để thu ngắn lại, sau đó mới cho vào bàn xoay và bắt đầu xoay.

Phương pháp đổ rót tạo hình gốm sứ

Đối với những sản phẩm có hình dạng phức tạp, đòi hỏi cần phải có sự tỉ mỉ và khéo léo cao thì nên lựa chọn phương pháp này. Chúng ta phải lưu ý, hồ đổ rót nên để có độ ẩm khoảng từ 30-40%. Với sản phẩm rỗng thì rót hồ thừa, sản phẩm đặc thì rót hồ đầy hoặc bạn cũng có thể rót hỗn hợp.

Phương pháp tạo hình dẻo

Trong phương pháp này, người ta thường dùng các máy ép để tạo hình cho gốm sứ. Tùy vào loại sản phẩm sản xuất mà lựa chọn những loại máy ép khác nhau như: nếu bạn sản xuất gạch xây thì phải dùng máy ép đùn ngang; còn nếu như bạn sản xuất ống nước thì phải nên dùng máy ép đùn đứng, có như vậy mới tạo được hình dáng cho sản phẩm. Với công nghệ, kĩ thuật sản xuất gốm sứ ngày một hiện đại hơn thì ngày nay người ta thường dùng các loại máy tạo hình dẻo như: máy dẻo, máy tạo hình xoay...để có thể tạo hình cho những sản phẩm phức tạp khác nhau.

Phương pháp tạo hình ép khô, bán khô hay ép ẩm

Đây cũng là một phương pháp tạo hình gốm phổ biến và được người ta dùng nhiều trong sản xuất các sản phẩm gốm sứ hiện nay. Đối với ép khô, độ ẩm phối liệu nên từ khoảng 3-6%, áp lực ép là khoảng từ 20-200Mpa. Còn đối với ép bán khô thì độ ẩm phối liệu sẽ khoảng từ 6-9% và áp lực ép là 20Mpa.

Phương pháp tạo hình màng gốm

Màng gốm là màng được tạo từ bột liệu và polyme làm cho màng có dẻo, mầm mại để dễ uốn hơn. Sau khi đã được cắt, ép theo những quy trình, cấu trúc nhất định thì sẽ tạo ra được những hình dạng sản phẩm như mong muốn. Đây cũng là một phương pháp tạo hình cho gốm được sử dụng nhiều trong sản xuất gốm, chủ yếu là được dùng trong sản xuất gốm điện tử.

Trên đây là 5 năm phương pháp tạo hình gốm phổ biến thường được sử dụng trong làm gốm sứ mà Bảo Khánh muốn giới thiệu đến bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý rằng với mỗi sản phẩm có kích thước, chất liệu, hình dạng khác nhau thì phải sử dụng những phương pháp tạo hình khác nhau. 

Bài viết khác
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt