30-07-2018, 10:44 am
Tôi đã từng nghe danh tại Nghi Hưng thuộc tỉnh Giang Tôc của Trung Quốc có loại đất sét nổi tiếng được gọi là đất tử sa, loại đất được dùng để làm bộ ấm chén tử sa. Với giới sành trà thì rất ưa chuộng và ai cũng muốn sở hữu bộ ấm chén tuyệt vời này.
Hôm nay, tôi đã có dịp ghé thăm vùng đất Nghi Hưng này để tham quan và trực tiếp ngắm nhìn một vùng làng gốm sứ. Theo như người dân nơi đây kể lại, làng gốm ở nơi đây đã được hình thành từ rất lâu từ thời các vua chú xưa và được truyền qua bao thế hệ cho tới ngày nay.
Đất tại Nghi Hưng vốn là đất tốt, đặc biệt bộ ấm chén tử sa là một trong bộ 4 vật phẩm của Trung Hoa xưa, rất được các hoàng tộc, đại gia săn đón. Để làm bộ ấm chén này thì chỉ có đất tử sa tại vùng Nghi Hưng mới đủ điều kiện để làm, bởi lẽ nơi đây cũng là nơi sản xuất ra bộ ấm chén tử sa cao cấp này.
Cái tên bộ ấm chén gắn liền với tên của đất làm ra chúng tử sa, nhưng cái tên của nó không hẳn là vậy, những người thợ gốm còn cho biết cái tên của nó được gọi theo màu sắc của ấm. Chất lượng đất tử sa đem lại giá trị dinh dưỡng cao, nên ấm tử sa không chỉ mang lại vẻ đẹp trang nhã, mộc mạc mà còn hàm chứa các chất: oxit, sắt, silic, mica, kaolinite cùng với một số chất khoáng khác.
Di chuyển tới vùng núi Hoàng Long thuộc Nghi Hưng, nơi đây chúng ta sẽ thấy được loại đất sét đá đang được khai thác từ các vỉa quặng đá tại vùng núi này. Những miếng đất sét sau khi được khai thác lên sẽ thành từng mảng, và được phơi hoàn toàn tự nhiên ngoài trời để lâu sẽ tác ra thành từng viên nhỏ.
Từ những viên đá nhỏ đó, những người thợ quặng lại tiếp tục xúc bỏ vào trong cối xay đá và được xay thủ công. Xay xong sẽ được lọc đi sỏi, cát và các tạp chất,…. Sau công đoạn xay, chúng ta sẽ cho ra thành phẩm bột sét đá rất mịn, rồi từ chính bộ mịn này những người thợ quặng lại tiếp tục đổ vào những bể nước hình chữ nhật cao khoảng thước rưỡi rồi trộn với nước.
Sau khi trộn chúng được để trong 3 ngày, rồi gạn nước ra ngoài chỉ để lại keo đất bên trong. Theo những người làm quặng thì mục đích để tạo ra các khối đất sét đá, cắt nhỏ thành từng bánh và được vận chuyển đem bán cho những người thợ làm đồ gốm.
Đây là loại đất thông dụng để làm ra các bộ ấm chén thông thường, tại Việt Nam chúng ta vẫn hay dùng loại đất này để làm ra các bộ ấm chén. Nhưng chỉ khác nhau một chút ở chất lượng đất.
Về lại làng gốm, chúng tôi lại cùng trò chuyện với những nghệ nhân gốm nơi đây. Buổi trò chuyện trà bánh bên bộ ấm chén tử sa cao cấp được làm trực tiếp từ chính tay những người thợ, chúng tôi được nghe rất nhiều về những loại đất chính được dùng trong việc chế tạo ra ấm chén tử sa:
Từ các mỏ núi đá ở vùng Nghi Hưng thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc, chúng ta có thể tìm thấy những mảng đất sét nguyên khoáng đang được khai thác trực tiếp tại đây.
Ngày nay, loại nguyên liệu này đang khan hiếm do thời gian khai thác, nguồn nguyên liệu đất nơi đây cùng đang cạn dần, một phần nữa là do những đơn vị khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch dẫn tới tài nguyên bị khan hiếm.
Biết được tình trạng này, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu loàm mạnh, thu hồi toàn bộ khu vực khai thác thành từng cụm, điểm. Rồi tổ chức đấu thầu để các nhà thầu khia thác không còn làm bừa bãi, ai trúng thầu sẽ được khai thác nhưng phải chịu sự giám sát của nhà nước. Đất khoáng sẽ được bán cho các công ty, nhà máy, xưởng chế tác, nghệ nhân làm gốm,…. Thế nhưng tình trạng khia thác bất hợp pháp vẫn không ngừng diễn ra.
Theo những nghệ nhân làm gốm thì nguồn nguyên liệu bị khai thác bất hơp pháp thường sẽ bán kiểu phá giá thấp hơn, thậm chí là họ sẽ tự đưa về nơi sản xuất gốm của họ để làm, điều này khiến cho những nghệ nhân gốm tại vùng Nghi Hưng bị thiếu hụt đi nguồn nguyên liệu, phải mua giá cao do đất khan hiếm, sản phẩm tạo ra cũng không thể bán giá vừa tầm được. Khi nghe xong những tâm sự này, tôi nhận ra những mức giá của bộ ấm chén tử sa một phần mắc không hẳn là do người bán, một phần do công đoạn làm ra chúng cũng phải gặp nhiều thứ, giá thành nói là cao thì không đúng mà đó là mức giá hợp lý.
Do tình trạng của đất sét nguyên khoáng đang khan hiếm, khiến giá thành bán ra phải bán giá cao, cho nên những người thợ gốm nghĩ ngay tới đất phối, đó là thực hiện phối các loại đất nguyên khoáng lại với nhau hoặc một vài nguyên liệu tự nhiên khác. Như vậy, sẽ giảm đi giá thành nguyên liệu, mà vận còn tận dụng được đất nguyên khoáng.
Hiện nay, các sản phẩm ấm chén tử sa đang bán ngoài thị trường vẫn được sử dụng bằng đất phối. Theo các nghệ nhân gốm sứ thì, nếu chỉ tập trung vào việc sản xuất ra các bộ ấm chén tử sa cao cấp làm từ 100% đất nguyên khoáng, như vậy sẽ rất khó mà xoay vòng vốn để tiếp tục đầu tư cho công việc sản xuất, thậm chí còn làm đình trệ việc sản xuất.
Vì vậy, phải tạo ra những sản phẩm thay thế, mặc dù chất lượng không bằng, nhưng điều này sẽ giúp giải quyết phần nào cho tình hình kinh tế của nghề gốm sứ.
Đất này thì rất đại trà, vẫn thường được dùng để sản xuất hàng loạt các loại ấm chén, gốm sứ thông thường. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ các nghệ nhân gốm sứ thì độ khoáng trong các loại đất nhân tạo này cực kỳ thấp, những các nghệ nhân gốm sứ vẫn thường dùng loại đất này để làm ra các loại bình, lư hương, hay bát đĩa, ấm chén để bán đại trà.
Khi được tôi hỏi về đất nhân tạo thì liệu pha trộn có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không, thì các nghệ nhân gốm sứ đã cười và nói hoàn toàn yên tâm. Vì đất nhân tạo mà các nghệ nhân tại Nghi Hưng vẫn hay dùng không có pha lẫn các chất để cho mau đông như chì, kim loại.
Theo các nghệ nhân, thì nguyên liệu nhân tạo nhưng cũng pha trộn một lượng rất nhỏ đất sét nguyên khoáng. Quan trọng là ở quá trình nung ấm nếu nung ở nhiệt độ không đúng tiêu chuẩn thì sẽ vẫn còn các độc tố khác trong đất chưa khử hết, điều này mới gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhiệt độ được yêu cầu là phải từ 1000 – 1500 độ C.
Cho nên khi chọn ấm, các nghệ nhân khuyên tôi nên xem kỹ các màu sắc của ấm, thường thì sẽ có màu: da chu, màu tím đỏ, màu gan gà. Mỗi màu sắc còn tùy thuộc vào mỗi loại nguyên tố trong đất, nhất là chất sắt.
Theo : Gốm sứ Bảo Khánh Bát Tràng
Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất
Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt