01-08-2018, 10:29 am
Từ trung tâm thủ đô Hà Nội, chúng tôi đi khoảng 30 phút để tới làng gốm sứ Bát Tràng, chiêm ngưỡng những bức tranh gốm sứ Bát Tràng nơi đây. Những nét hoa văn ngày càng trở nên phong phú hơn, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
Men theo sông Hồng, chúng tôi ghé thăm làng nghề gốm sứ Bát Tràng nơi đây. Tới đây, chúng tôi được tận mắt chứng kiến những hình ảnh hoa văn đầy màu sắc, uốn lượn uyển chuyển của những người thợ gốm sứ.
Những tôi hoa tay tài ba của những người thợ bên chiếc bàn xoay tạo hình đất sét trở thành hình cái bát, cái đĩa, cái bình,…. Những vật dụng gốm sứ thông dụng của mỗi gia đình, mọi thứ như đã quá thân thuộc tại nơi đây. Tuy nhiên, ngoài những sản phẩm truyền thống ra, trong 15 năm trở lại đây, những người thợ gốm sứ tài ba đã sáng tạo ra thêm dòng tranh gốm sứ, cả tranh treo tường và tranh ốp tường và nhanh chóng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, nhận được sự chú ý của đông đảo nhiều người.
Đối với giới kinh doanh và giới phong thủy thì tranh gốm sứ Bát Tràng không chỉ là vật trang trí, tô điểm thêm sự sang trọng và vững bền, trường tồn. Tranh còn là vật phẩm mang ý nghĩa phong thủy cực kỳ tốt.
Chúng tôi vào làng gốm trò chuyện cùng với những người thợ gốm sứ có thâm niên cao trong nghề, thì họ còn cho biết tranh gốm sứ vốn đã xuất hiện từ rất lâu. Ngày trước người ta chỉ sử dụng dạng tranh gốm sứ ốp tường Bát Tràng, đây là dạng đắp hình, ốp tranh lên tường nhà, nhà văn hóa, công viên,… Và người ta vẫn hay gọi đó là tranh điêu khắc trên tường. Nhưng do thấy được thị hiếu, và nhiều người Việt mê tranh thường hay treo tranh sơn dầu trong nhà, nhưng theo thời gian lại nhanh phai màu và dễ bị rách ẩm ướt. Những người thợ gốm sứ đã nghĩ ngay tới việc tạo ra một khung tranh bằng gốm sứ, rồi dùng những nét hoa văn được tạo hình ra ráp nối lên, hay sử dụng khả năng hoa tay vẽ, khắc lên tạo hình. Không chỉ đẹp, sang trọng mà tranh gốm sứ Bát Tràng còn có độ bền chắc chắn hơn so với các bức tranh sơn dầu.
Để làm ra tranh gốm sứ, theo những người thợ gốm sứ thì nguyên liệu cần được sử dụng là đất cao lanh trắng, sau đó là vẽ khắc lên để tạo hình, dùng các màu men tô điểm lên rồi nung lên. Nhưng nếu dạng tranh làm bằng đất sét thì những người thợ gốm sứ sẽ làm dạng hình đấp nổi các họa tiết bằng tay, rồi tiếp đến là nung trong nhiệt độ cao từ 1200 độ C nên màu tranh sẽ giữ lại bền và rất lâu.
Tranh gốm sứ vốn là vật phẩm thủ công, được làm ra rất kỳ công và không thể sản xuất đại trà được, mà phải được làm rất tỉ mỉ, cẩn thận từng chi tiết. Mỗi bức tranh được tạo ra rất cần sự sắc sảo, những người thợ phải là những người tâm huyết thật sự để có thể thổi hồn tạo sức sống trên bức tranh, khiến cho người xem đã cảm nhận được phần nào điều đặc biệt này. Chính yếu tố đó đã tạo nên sự độc đáo của từng sản phẩm tranh gốm sứ Bát Tràng.
Tranh gốm sứ vốn chỉ là tên gọi của mọi người chỉ tranh được làm bằng gốm và sứ. Theo những người thợ làng gốm sứ Bát Tràng thì tranh gốm sứ có hai loại phổ biến nhất đó là: tranh gốm hoa văn đắp nổi và tranh sứ hoa văn vẽ trơn. Cho nên tên tranh gốm sứ chỉ là tên gọi chung chung của mọi người, còn lại cần phân biệt đây là hai loại tranh khác nhua.
+ Với tranh sứ: thì được làm từ đất cao lanh trắng, vì vậy mà nền tranh sứ sẽ có màu trắng. Các nét hoa văn trên tranh thường là dạng vẽ trơn tru trên nền trắng, tạo nên sự sắc nét và tinh xảo.
+ Với tranh gốm: thì được làm từ đất sét đỏ, cho nên màu nền tranh sẽ có màu đỏ. Các nét hoa văn trang trí trên tranh gốm thường là dạng ghép nổi, bằng các mảnh hoa văn được năn ra ráp lại với nhau.
Với một tác phẩm tranh sứ thì cần tìm những người thợ có ít nhất 3 đến 5 năm kinh nghiệm thì mới có thể vẽ ra được bức tranh đẹp, đúng ý. Còn tranh gốm thì cần những người thợ gốm lành nghề, có thể nặn tạo hình, để tạo ra từng nét hoa văn rồi ráp chúng lại trên khung tranh gốm.
Tôi được những người thợ gốm dẫn đi xem qua các công đoạn để làm ra một tác phẩm tranh gốm sứ.
+ Bước 1: sản xuất nguyên liệu – dùng đất cao lanh pha thành hồ loãng, sau đó đóng tất cả thành khuôn riêng, rồi phơi khô.
+ Bước 2: vẽ hoa văn hoặc đắp nổi – các công đoạn vẽ, hay nặn hình hoa văn đều phải được làm ra cẩn thận, tất cả đều được làm hoàn toàn bằng thủ công bằng tay, sau khi vẽ và đắp nổi hoa văn ta tiếp tục công đoạn phun men riêng để đạo độ bóng đẹp cho sản phẩm.
+ Bước 3: nung trong lò – tại công đoạn này phải nung rất cẩn thận, nếu không có thể gây ra hiện tượng tranh bị co men hay xuất hiện các nối nứt trên tranh, bởi chỉ cần trên tranh có các nối nứt thì cả bức tranh sẽ vứt đi.
Chính vì vậy, mà tranh gốm được những người thợ làm ra có cốt dày, chắc và khá nặng, còn tranh sứ thì trắng đều.
Theo anh Minh một người thợ gốm sứ lành nghề cho biết : “Tranh gốm sứ là một dạng tranh mang tính nghệ thuật rất cao, chính vì thế mà yêu cầu của khách hàng cũng rất khắt khe. Đặc biệt, những khách hàng là giới kinh doanh và giới chơi phong thủy thì càng cực kỳ kỹ, từ chất liệu, màu sắc và cách bố trí phải sao phù hợp phong thủy cho cả toàn bộ tranh”.
Anh Hải một họa sĩ lâu năm tại đây còn cho biết thêm : “Việc vẽ tranh trên chất liệu gốm sứ không giống với vẽ tranh trên giấy. Cho nên, để vẽ được tranh gốm sứ đòi hỏi tay nghề của người thợ vẽ tranh phải rất tốt, nét vẽ phải thật sự uyển chuyển dứt khoát. Bởi chỉ cần vẽ sai thì lại phải cao từng lớp màu trên bề mặt bức tranh để vẽ lại rất khó khăn. Chính vì vậy, người vẽ tranh phải thật sự nhập tâm và dồn tâm huyết thổi hồn mình vào trong mỗi bức tranh”.
Ngoài ra, anh Hải còn cho biết thêm để hoàn thành một bức tranh gốm sứ Bát Tràng thì phải mất trung bình cả ngày đến vài ngày
Với những đôi bàn tay hoa mỹ, cùng với khối óc sáng tạo. Những người thợ gốm sứ làng Bát Tràng đã tạo ra những sản phẩm gốm sứ tinh xảo, mang tính thẩm mỹ cao. Phần nào làm nâng cao tinh hoa của làng gốm sứ Bát Tràng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất
Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt