Đồ thờ cúng Ông Địa Thần Tài gồm những gì và cách bài trí đúng

Là người mới bắt đầu kinh doanh, nên bạn chưa sành sỏi việc chuẩn bị đồ thờ cúng Ông Địa Thần Tài? Hãy chuẩn bị và sắp xếp theo những hướng dẫn dưới đây để tích tụ vận khí giúp chiêu tài đón lộc cho công việc kinh doanh.

Những thứ nhất định phải có trên bàn thờ Thần Tài, Ông Địa

17 lưu ý sắp xếp đồ thờ Thần Tài mà dân kinh doanh phải biết

Cách tắm cho ông Thần Tài – Ông Địa chuẩn nhất bạn nên biết

Những nguyên tắc quan trọng khi bài trí đồ thờ Phật

 

Nguồn gốc tục thờ Thần Tài Ông Địa

Thuyết về Thần Tài Ông Địa được bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa và bắt đầu trở thành tục tại Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20. Có nhiều câu chuyện về nguồn gốc Thần Tài, nhưng U Minh - Như Nguyện là giai thoại phổ biến nhất.

Chuyện rằng, xưa kia có một người lái buôn tên U Minh đi qua hồ Thanh Thảo và được Thủy Thần cho một người gia ân theo phụ giúp. Người gia ân có tên là Như Nguyện.

Từ khi được Như Nguyện trợ tá, công việc làm ăn của U Minh bỗng suôn sẻ, thuận lợi. Nhưng trong một lần, U Minh và Như Nguyện có cãi vã, U Minh đã đánh Như Nguyện. Như Nguyện sợ quá bèn chui vào đống rác và biến mất.

Kể từ ngày không có Như Nguyện bên cạnh, việc buôn bán của U Minh trì trệ thua lỗ. U Minh trở nên nghèo xác xơ.

Kể từ đó, những người kinh doanh buôn bán coi Như Nguyện như vị Thần Tài Lộc, lập bàn thờ trong nhà và truyền nhau rằng không nên quét nhà ngày tết vì sợ Thần Tài chui vào đống rác.

Tục thờ Ông Địa Thần Tài cũng có những điển tích và quan niệm khác. Ông Địa từ xa xưa được coi như một vì phúc thần, có vai trò cai quản, bảo vệ đất đai, đồng thời rước Thần Tài đến để việc kinh doanh suôn sẻ, gia đình sung túc.

Những ý niệm thờ Thổ Công, Ông Địa này khởi nguồn từ cuộc sống người Việt cổ xa xưa, khi phải đi đi khai hoang, săn bắn. Họ tôn sùng lối sống duy tâm, tôn thờ thần Đất với hi vọng một cuộc sống an lành, đầy đủ hoa màu cây trái để sinh sống.

Vì thế, những hộ kinh doanh thường chuẩn bị đồ thờ cúng Ông Địa Thần Tài chung trên một bàn thờ, với mong muốn việc kinh doanh khấm khá, buôn may bán đắt.

Đồ thờ cúng Ông Địa Thần Tài gồm những gì?

Để hưng tụ được vượng khí, khi lập bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ những loại đồ thờ cúng Ông Địa Thần Tài dưới đây:

  • Tượng sứ Ông Địa, Thần Tài

Đây là hai vật phẩm bắt buộc phải có và luôn đi chung với nhau trên bàn thờ để cai quản chuyện đất đai buôn bán, trấn giữ của cải cho gia đạo.

  • Phật Di Lặc

Trong quan niệm phong thủy, có sự quản lý của Phật Di Lặc, các vị thần sẽ phải tập trung vào công vụ, phù hộ cho gia đình. Gia đình có thể thỉnh thêm bức tượng Di Lặc để chung trên bàn thờ Ông Địa giúp gia đình.

  • 3 hũ tam tài

Gạo, muối, nước là ba loại thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống con người. Vì thế, ba hũ đựng gạo, muối, nước đặt trên ban thờ Ông Địa biểu thị mong muốn cuộc sống no đủ, và hi vọng thần linh phù hộ để cả năm viên mãn.

 

  • Bát hương

Đây là một trong những món đồ thờ cúng ông Địa, cúng gia tiên… không thể thiếu trên bất kỳ bàn thờ nào. Bát hương là nơi tích tụ nhiều linh khí nhất, vì vậy cần cẩn trọng trong việc bốc, rút tỉa và lau dọn bát hương.

  • Lọ hoa

Lọ hoa giúp làm nổi bật và trang trọng cho không gian thờ cúng. Tuy nhiên, gia chủ nên lựa chọn những loài hoa thật có hương thơm nhẹ nhàng, tránh tuyệt đối sử dụng hoa quả giả.

  • Mâm bồng

Mâm bồng còn được gọi là mâm ngũ quả, được thay hoa quả hàng ngày hoặc hàng tháng để dâng lên ban thờ Ông Địa, thể hiện thành ý của chủ nhà. Gia chủ nên thắp hương hàng ngày và thay hoa quả vào mùng 1, ngày vía Thần Tài hoặc ngày rằm hàng tháng.

  • Kỷ chén

Thông thường, bàn thờ Ông Địa gồm có 5 chén nước. Mỗi ngày khi dâng hương lên bàn thờ, gia chủ cần vệ sinh và thay mới nước trong chén.

  • Ông Cóc (Thiềm Thừ)

Đây là món đồ thờ cúng ông Địa không bắt buộc phải có trên bàn thờ, tuy nhiên gia chủ cũng có thể dùng nếu muốn đem lại may mắn cho công việc kinh doanh của mình.

  • Bát tụ lộc

Hay còn gọi là bát sâu lòng. Bát tụ lộc thường làm bằng sứ đẹp, có hình dáng một chiếc tô lớn. Khi bày trên bàn thờ Thần Tài, gia chủ đổ đầy nước trên bát và rắc thêm cánh hoa tươi nhằm hút sinh khí và tài lộc, bảo quản tiền tài.

Một số đồ thờ cúng Ông Địa Thần Tài không bắt buộc khác như: ống hương, 5 củ tỏi xua đuổi tà khí, bộ chén trà...

 

Cách sắp đồ thờ cúng Ông Địa Thần Tài chuẩn

Khi đã chuẩn bị được hết các vật phẩm cần có trên bàn thờ Ông Địa, để các thần được linh ứng, gia chủ cần biết cách sắp xếp bàn thờ hợp lý.

  • Hướng ban thờ

Khi lập bàn thờ Ông Địa Thần Tài, gia chủ lưu ý nên chọn hướng có thể quan sát được sự vào ra của khách hàng, có thể gần cửa và những nơi thoáng đãng. Bàn thờ được đặt chắc chắn sát vách tường.

Bàn thờ Thần Tài nên đặt ở hướng Tây Bắc hoặc Đông Nam. Hướng Tây Bắc ứng cung Quý Nhân, hướng Đông Nam ứng Cung Thiên Lộc. Đây là hai cung tốt giúp việc làm ăn phát đạt, hanh thông, tấn tài tấn lộc.

Ngoài ra, bàn thờ cũng có thể đặt theo hướng thuận với tuổi của chủ nhà. Để xác định được hướng này, bạn có thể tìm đến các chuyên gia phong thủy.

  • Vị trí các đồ thờ cúng ông Địa

- Tượng Thần Tài Ông Địa, Phật Di Lặc và ba hũ tam tài

Việc đầu tiên, gia chủ đặt tượng Ông Địa Thần Tài vào trong cùng, sát hai bên bàn thờ. Theo hướng từ ngoài nhìn vào, đặt trên cùng là Phật Di Lặc, tượng Ông Địa đặt ở bên phải, tượng Thần Tài đặt bên trái.

Giữa hai tượng là 3 hũ tam tài nước - muối - gạo, đặt theo hình tam giác ngược. Lưu ý, ba hũ này chỉ nên thay mới một năm một lần vào dịp cuối năm.

- Bát hương, lọ hoa, đĩa quả, Ông Cóc

Phía trên là bát hương, bát hương cần đặt chính giữa ban thờ. Vì bát hương tối kỵ việc dịch chuyển, nên vị trí đặt bát phương cần chắc chắn, hạn chế xê dịch để ảnh hưởng tài lộc của cả gia đình.

Phía trước bên phải bát hương là lọ hoa. Bên trái đặt Ông Cóc (nếu có), đồng thời lưu ý đặt theo nguyên tắc “sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào” để đón được nhiều tài lộc.

Ngoài ra, đĩa hoa quả cũng để phía bên trái, ngay phía trên Ông Cóc.

- Kỷ chén

Phía trên bát hương là kỷ chén. Tùy theo diện tích bàn thờ mà gia đình có thể sử dụng 3 chén hoặc 5 chén.

Nếu sử dụng kỷ 3 chén, gia đình có thể xếp thành một hàng ngang như bàn thờ gia tiên.

Nếu sử dụng kỷ 5 chén, gia chủ bài trí 5 chén thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung ương và ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ, đại diện cho tài lộc sinh sôi phát triển.

- Bát tụ lộc/ Bát sâu lòng

Bát tụ lộc để ngay phía trước và thẳng với kỷ chén. Tuy nhiên, đây cũng là vật phẩm không bắt buộc. Nhiều gia đình không sắp bát tụ lộc bên bàn thờ Thần Tài cũng không vấn đề gì.

 

Những điều cần lưu ý khi bày trí đồ thờ cúng Ông Địa

Một số lưu ý khi cúng kiến Ông Địa Thần Tài mà gia chủ cần biết để tránh sai sót, phạm kỵ, khiến cuộc sống gặp phải những điều không may:

  • Với bàn thờ mới lập, mỗi ngày gia chủ nên thắp một nén nhang để thỉnh thần, tụ khí. Những ngày lễ rằm, mùng 1 sẽ thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập.
  • Thường xuyên vệ sinh bàn thờ Ông Địa sạch sẽ, tuy nhiên trong quá trình vệ sinh không được gây xê dịch bát hương.
  • Lộc hoa quả, bánh trái sau khi hạ lễ không được chia cho người ngoài, chỉ nên chia cho những người trong gia đình.
  • Dùng nến hoặc đèn dầu để thắp sáng khi thờ Thần Tài, tránh dùng các loại bóng đèn có ánh sáng nhấp nháy, ánh sáng đèn điện tạo ra vận khí xấu.
  • Tránh đặt bàn thờ ở gần nhà vệ sinh, nhà tắm hoặc những nơi gần bồn rửa.

Hy vọng với những hướng dẫn cụ thể trên, bạn đã có thể tự mình sắp xếp đồ thờ cúng Ông Địa hợp phong thủy, thu tài vượng, kích hoạt may mắn cho công việc kinh doanh của mình!

Để mua được các sản phẩm đồ thờ cúng Ông Địa, đồ thờ gia tiên… bằng gốm sứ chất lượng cao, liên lạc ngay hotline 0901 500 333 - 0886 855 575 - 0886 323 323 của Gốm sứ Bảo Khánh để nhận được ưu đãi lớn!

 

Bài viết khác
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt