Trầm trồ bát hương khổng lồ ở Phú Thọ cao đụng nóc nhà

Một bát hương khổng lồ ở Phú Thọ gần đây đã khiến nhiều người kinh ngạc bởi có kích thước bất ngờ.

Chuyện lạ: Bát hương khổng lồ ở Phú Thọ

Cuộc sống thường nhật luôn ẩn chứa những điều lạ lùng không ai có thể lường trước được. Đôi khi những điều lạ lùng ấy có thể diễn ra ngay trong cuộc sống đời thường xung quanh ta.

Bát hương khổng lồ ở phú thọ dưới đây là ví dụ điển hình cho những điêù lạ lùng ấy. Đây chắc chắn là bát hương mà cả thế giới không đâu tìm được.

Tín ngưỡng thờ cúng bằng cách thắp nhang, hương hỏa đã ăn sâu và dường như trở thành một loại hình văn hóa quen thuộc trong đời sống người Việt. Tuy nhiên, bát hương được tích lũy qua nhiều năm như câu chuyện lạ ở Phú Thọ này quả là độc nhất vô nhị.

Được biết, đây là bát hương trong một gia đình thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Có thể thấy, bát hương khổng lồ ở Phú Thọ này chạm đến hẳn phần trần của ngôi nhà.

Nhìn từ xa, bát hương giống một bó hoa lớn. Các que nhang lần lượt được cắm từ trong ra ngoài một cách tuần tự. Tàn hương xếp chồng lên nhau tỏa sang hai bên.

Ý kiến trái chiều từ bát hương khổng lồ ở Phú Thọ

Nhiều người cho rằng, bát hương khổng lồ ở Phú Thọ là điềm may mắn với gia đình. Bởi bát hương càng to, càng chứa nhiều tài lộc, gia đình càng sung túc.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng lo lắng rằng kích thước của bát hương có thể gây nguy hiểm. Có thể thấy xung quanh bát hương có nhiều đồ vật làm bằng chất liệu gỗ dễ cháy.

Chưa kể bên dưới sập ụ, ụ mối đã đùn lên rất cao, tiềm ẩn nhiều vấn đề về an toàn cho cả gia đình.

Một số ý kiến lại cho rằng, ban thờ là nơi cần sự sạch sẽ, trang nghiêm. Hằng năm đều có một ngày để gia đình có thể lau dọn, bao sái ban thờ cho sạch đẹp là ngày 23 tháp Chạp (Ông Công ông Táo về trời).

Sự sạch sẽ trên bàn thờ thể hiện lòng thành kính, chu đáo và quan tâm tới các bậc tiền nhân của con cháu. Vì thế khi nào thấy bàn thờ chưa được thanh tịnh, gia chủ cần phải lau dọn ngay.

Trên thực tế, văn hóa tâm linh vốn là những việc trừu tượng, dựa trên đức tin của mỗi con người. Chính vì thế, tùy theo mỗi địa phương mà lại có những quan niệm khác nhau.

Không thể phủ nhận quan niệm, hay đức tin của người khác, việc thờ cúng quan trọng nhất là sự thành tâm thật sự trong mỗi con người.

Bát hương khổng lồ ở Phú Thọ: Thắp bao nhiêu nén hương là chuẩn?

Thắp hương thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng, nó còn là nét đẹp trong văn hóa sống uống nước nhớ nguồn của người Việt. Hương hỏa mang ý nghĩa duy trì sự gắn kết giữa hiện tại và quá khứ.

Mỗi nén hương dâng lên tổ tiên không chỉ là sự thành kính, biết ơn, mà còn thể hiện những ước nguyện thẳm sâu của con cháu. Vì vậy, mỗi gia đình cần hiểu và biết cách thắp hương sao cho đúng.

Khi thắp hương thần thánh tổ tiên, số nén dâng lên ban thờ phải là các số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9. Nhưng thông thường, người ta thường chỉ sử dụng 3 nén hương, tượng trưng cho Thiên - Nhân - Địa.

Số 3 cũng là số tượng trưng cho sự hòa hợp giữa âm và dương, mang hàm ý cho sự phát triển bền vững, trường tồn, hạnh phúc an lành, viên mãn.

Xem thêm:

Ý nghĩa bát hương hoa sen trong văn hóa thờ cúng Việt

Bát hương có tổ tò vò là điềm tốt hay xấu?

Điềm báo tương lai khi ong làm tổ trong bát hương

Những lưu ý khi bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang

Nhiều gia đình muốn thể hiện sự tôn kính của mình bằng cách thường xuyên bao sái, lau dọn bàn thờ đồng thời rút tỉa chân nhang hằng năm.

Tuy nhiên cần chú ý đến những lưu ý nhỏ sau đây để không phạm phải nơi an vị của các cụ, tránh các vấn đề không đáng có.

Trước khi bao sái bàn thờ hoặc tẩy uế đồ thờ cúng, gia chủ cần sử dụng nước thảo dược, rượu gừng hoặc nước thơm, có thể thêm những loại tinh dầu thảo mộc tự nhiên nếu muốn hương thơm giữ được lâu.

Người bao sái bàn thờ không nhất thiết phải là chủ nhà. Con cháu cũng có thể thay thế. Điều quan trọng nhất là người lau dọn phải thật sự tỉ mỉ và toàn tâm toàn ý.

Tuyệt đối không làm đổ vỡ, xê dịch bát hương, di ảnh gia tiên trên ban thờ. Đây là những vật phẩm linh thiêng, tối kỵ việc di chuyển xô dịch.

Trước khi bao sái, rút tỉa chân hương nên dọn dẹp bàn thờ, làm lễ xin phép ông bà tổ tiên. Thời điểm lý tưởng cho việc bao sái là cuối năm (23 tháp Chạp).

Khi rút tỉa chân nhang phải rút từng chân một. Chân nhang đã tỉa phải đem đi hóa tro, thả ra sông, tuyệt đối không để ở những nơi ô uế, bẩn thỉu.

Hy vọng từ câu chuyện kỳ lạ về bát hương khổng lồ ở Phú Thọ và những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp gia chủ có những quan niệm tâm linh phù hợp và có cách bao sái, thắp hương đúng chuẩn, mang lại bình an may mắn cho gia đình.

Xem thêm:

Bộ đồ thờ cúng bao gồm những gì? Cách sắp xếp bộ đồ thờ cúng như thế nào cho đúng?

Đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng và những sự thật ít ai biết

Những điều nên và không nên khi bày lọ lộc bình trong phòng thờ

 

Bài viết khác
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt