10-06-2023, 9:13 am
Rượu nếp cẩm là thức uống đặc trưng của nhiều vùng miền vào ngày Tết Đoan ngọ. Cơm nếp cẩm được ăn vào buổi sáng với quan niệm diệt sâu bọ. Rượu nếp cẩm ngọt, thơm, đậm đà. Bạn cũng có thể tự ngâm rượu nếp cẩm tại nhà nếu làm theo hướng dẫn sau.
Xem thêm:
Nếp cẩm còn được gọi là “bổ huyết mễ” - loại gạo có dinh dưỡng cao top dầu các loại gạo. Hàm lượng protein của nếp cẩm cao hơn 6,8% và chất béo cao hơn 20% so với các dòng gạo khác.
Ngoài ra, gạo nếp cẩm còn chứa tới 8 loại axit amin cùng carotene và các nguyên tố vi lượng cần thiết. Đặc biệt hơn, nếp cẩm cũng có nguồn Vitamin E phong phú, chất xơ và chất chống oxy hóa tương đương với các loại hoa quả.
Chính nhờ thế mà nếp cẩm mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể như:
- Bảo vệ tim mạch, bảo vệ động mạch và giảm nguy cơ đột quỵ nhờ các chất phytochemical - Có tác dụng cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể.
-Tăng cường sức đề kháng, đào thải độc tố trong cơ thể nhờ các chất oxy hóa.
- Giúp ngăn ngừa tiểu đường vì lượng chất xơ từ hạt gạo nếp cẩm có thể giúp glucose (đường) hấp thụ trong một khoảng thời gian dài hơn.
- Tốt cho hệ tiêu hóa nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào. Đặc biệt cơm rượu nếp cẩm có tính ấm, vị ngọt dễ ăn, dễ tiêu hóa, giúp làm ấm bụng, ngăn ngừa táo bón đầy hơi và các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa khác.
- Ngăn chặn bệnh béo phì vì các chất dinh dưỡng trong gạo nếp cẩm đảm bảo ổn định năng lượng cơ thể, giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, gạo nếp cẩm có tác dụng kháng insulin từ đó ngăn chặn nguy cơ béo phì.
- Lớp màng đen bên ngoài của nếp cẩm chứa nhiều vitamin E, khi lên men lai có nhiều vitamin B cùng các vi chất có tác dụng làm đẹp với chị em phụ nữ.
Để có được thành quả rượu ngâm nếp cẩm thơm ngon đẹp mắt, nguyên liệu là yếu tố quyết định chủ đạo. Khi chọn nguyên liệu, bạn chú ý chọn những nguyên liệu chất lượng. Một vài bí kíp Bảo Khánh xin bật mí như:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Các bước ngâm rượu nếp cẩm
Bước 1: Sơ chế và nấu nếp cẩm
Gạo nếp cẩm đem vo qua nước sạch 2-3 lần, không nên chà sát gạo quá mạnh sẽ mất dưỡng chất ở phần cám.
Cho nước sấp mặt gạo theo tỉ lệ 1:1 (1kg gạo tương ứng 1 lít nước) rồi nấu trên nồi cơm điện cho chín.
Bước 2: Trộn men
Khi gạo đã chín thành cơm, bạn trải đều gạo ra một chiếc khay hoặc mâm để cho nguội bớt.
Trong lúc đợi cơm nguội dần, giã nhuyễn các hạt men và lọc qua rây nhiều lần để đảm bảo men được mịn nhất có thể.
Khi cơm sờ vẫn hơi ấm, bạn rắc bột men đều lên cơm theo các lớp mỏng cho đến khi hết. Đeo bao tay và trộn đều cơm với men.
Bước 3: Ủ rượu
Sau khi đã trộn xong, bạn đem đặt hỗn hợp vào chum và bịt kín miệng chum. Để tại nơi thoáng mát, hạn chế ánh sáng.
Sau 3-5 ngày, cơm sẽ lên men và tiết ra nước. Lúc này, cho 100 gram đường phèn đã chuẩn bị rồi đổ rượu vào. Tiếp tục đậy kín nắp chum và ủ trong vòng ít nhất 1 tháng.
Thành quả
Rượu ngâm nếp cẩm thành công sẽ có thành quả màu đỏ tím nhẹ nhàng của gạo. Hương rượu hơi nồng nhẹ, thơm mùi gạo. Vị rượu ngòn ngọt thanh thanh, phù hợp nhâm nhi trong dịp tết đoan ngọ này.
Rượu ngâm sau khoảng 1 tháng có thể dùng được. Song ngâm càng lâu màu lên càng đẹp và thấm tinh chất. Bạn có thể vớt phần cơm ra và bảo quản rượu riêng trong nhiệt độ từ 20 đến 25 độ.
Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết cách ngâm rượu nếp cẩm chuẩn xác. Chúc bạn có những mẻ rượu thành công cho dịp tết đoan ngọ này.
Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất
Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt