Văn hóa thờ cúng thông qua sử dụng bát hương Bát Tràng

Việc thờ cúng là nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt và bát hương Bát Tràng đã trở thành một trong những vật linh thiêng không thể thiếu trên ban thờ của mỗi gia đình. Vậy văn hóa thờ cúng thông qua sử dụng bát hương Bát Tràng như thế nào? Hãy cùng Gốm sứ Bảo Khánh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bát hương với tập quán thờ cúng của người Việt

Bàn thờ là nơi thể hiện lòng thành kính, biết ơn tổ tiên và những người đã khuất thông qua thờ cúng. Trên mỗi ban thờ, bàn thờ không thể thiếu được bát hương, là vật thờ cúng linh thiêng, mỗi nén hương thắp lên là mỗi lần tưởng niệm đến những người đã khuất.

Người Việt quan niệm rằng, bát hương là sợi dây kết nối âm dương, thắp nén hương là lời mời tổ tiên, thần phật về hưởng lộc, lắng nghe lòng biết ơn, thành kính hay những lời thỉnh cầu của đời con cháu. Bát hương còn được ví như ngôi nhà, điểm dừng chân của những người đã khuất, là nơi để thần linh, tổ tiên ngự về cùng con cháu.

Bát hương Bát Tràng và những giá trị tâm linh

Bát hương Bát Tràng được đánh giá là dòng sản phẩm tâm linh chất lượng được nhiều người ưa chuộng. Bát hương có rất nhiều loại với những chất liệu khác nhau, có thể là bát hương gốm sứ, có thể là bát hương bằng đồng tuy nhiên bát hương gốm sứ vẫn là sự lựa chọn phổ biến hơn cả.

Theo quan niệm xưa, gốm sứ là tinh hoa của đất và nước, bát hương gốm sứ mang theo cả nét văn hóa truyền thống, hướng về cội nguồn, hướng về đất mẹ. Sản phẩm bát hương gốm sứ Bát Tràng được chế tác cầu kỳ, tinh xảo, mang theo cả tấm lòng, sự thành kính của người nghệ nhân thay lòng gia chủ dâng lên thánh thần, tiên tổ.

Bát hương gốm sứ Bát Tràng là sản phẩm truyền thống, trải qua hàng trăm năm kinh nghiệm. Đất Bát Tràng, nước sông Hồng nhào quyện, qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân làng cổ, với nước men truyền thống và tôi luyện ở nhiệt độ cao đã cho ra đời những tác phẩm xứng tầm nghệ thuật. Những nét hoa văn sinh động, sáng tạo tuyệt mĩ được chế tác thủ công trên sản phẩm bát hương truyền thống bát tràng thường là linh vật như rồng, phượng (thường thấy nhất là hình ảnh song long cầu nguyệt) thể hiện sự tôn kính đối với bề trên.

Bát hương thờ cúng truyền thống Bát Tràng trải qua thời gian với sự sáng tạo không ngừng đã cho ra đời nhiều loại khác nhau phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bát hương Bát Tràng được sản xuất với 2 dòng men chính:

Men rong xanh hay còn có thể được gọi là men Đại Thanh với đặc trưng là dùng màu men xanh đặc trưng vẽ trên nền đất trắng. Đây là mẫu bát hương được sử dụng phổ biến nhất, vô cùng quen thuộc. Bạn có thể thấy loại bát hương này ở bất kỳ đâu, trong ban thờ của nhiều nhà, dùng trong đình, chùa, miếu mạo… và có lịch sử lâu đời nhất. Ngày nay, phù hợp với nhu cầu của người dùng, một số biến thể của loại bát hương gốm sứ này được biến thể thêm với những hình hoa văn đắp nổi hay bọc đồng…

Bát hương men rạn cổ là loại bát hương mới xuất hiện thời gian gần đây, là một sự phát triển sáng tạo mới cho ra đời những sản phẩm cao cấp hơn với sự khác biệt lớn so với dòng men rong xanh truyền thống. Đặc trưng của bát hương men rạn đó chính là nước men trắng ngà với những đường gân rạn trên bề mặt. Không những thế, bát hương men rạn còn có vẻ tinh tế, uy nghi hơn nhờ những họa tiết được đắp nổi mà không loại men nào có được.

Bộ bát hương Bát Tràng được chế tác với nhiều kích thước khác nhau phù hợp với kích thước bàn thờ khác nhau, đáp ứng những nhu cầu thờ cúng khác nhau.

Văn hóa thờ cúng thông qua sử dụng bát hương Bát Tràng

Bát hương là thứ không thể thiết trong bộ đồ thờ cúng. Chúng không chỉ đảm nhiệm chức năng cắm hương trong thờ cúng, nó còn mang trong bản thân nó những ý nghĩa tâm linh vô cùng giá trị. Những hình rồng phượng trên thân bát hương biểu trưng cho quyền uy, sức mạnh thần thánh, đồng thời đó cũng là sự phản ánh văn hóa, phản chiếu khát vọng của con người hướng đến những điều tốt đẹp.

Bát hương là biểu hiện của cả nền văn hóa, của phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên truyền từ đời này qua đời khác, thể hiện lòng biết ơn, hiếu kính của đời con cháu đối với thế hệ tổ tiên. Thắp nén hương là lúc kết nối người dương, thể hiện tấm lòng với thánh thần hay người đã khuất.

Quan niệm xưa cho rằng, bát hương là nơi cư trú, dừng chân của thần Phật, thánh thần, tổ tiên, do dó bát hương cần được giữ sạch sẽ, việc lau dọn bát hương sẽ thực hiện trong khoảng sau khi tiễn ông táo về trời (23 tháng chạp) đến lúc giao thừa. Việc lau bát nhang nên cẩn thận, tránh di chuyển vị trí bát nhang. Gia chủ sẽ hóa bớt chân nhang (chỉ để lại 5 chân nhang trong mỗi bát nhang), lấy bớt tro trong bát nếu như quá đầy. Tro hóa chân nhang và tro bát nhang cần được trả ra sông, ra suối.

Vị trí đặt bát hương trên bàn thờ cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền do văn hóa thờ cúng có sự đặc trưng riêng. Sự bài trí bát hương cần có sự phân cấp dựa theo cấp bậc quan lại và chúng dân hoặc thứ tự lớn bé trong gia tộc.

Bát hương gốm sứ Bát Tràng trải qua thời kỳ dài tồn tại và phát triển đã thấu hiểu nét văn hóa thờ cúng của người dân. Chính vì thế, sự cải tiến về chất lượng hay công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm cũng không tách rời truyền thống. Đó cũng chính là lý do vì sao cho đến hiện nay bát hương Bát Tràng vẫn là sản phẩm tâm linh được nhiều người ưa chuộng.

Nếu quý vị quan tâm tới giá bát hương Bát Tràng, màu men, chất lượng, kích thước hoặc quan tâm tới các vật dụng gốm sứ Bát Tràng cao cấp khác hãy tham khảo thêm tại: Gốm sứ Bát Tràng Bảo Khánh hoặc liên hệ Hotline: 0901 500 333 - 0886 323 323 - 0886 855 575 để được giải đáp.

Bài viết khác
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt