02-07-2018, 4:35 pm
Nhắc đến bộ ấm chén Bát Tràng mà không nhắc tới những dụng cụ uống trà như: đĩa lớn để ly, bồn đựng bã trà và chứa nước tráng ấm, thuyền trà (chậu nhỏ kê ấm và hứng nước trà tránh để nước trong ấm trào ra).
Xem thêm:
Câu chuyện bên bộ ấm chén uống trà đạo
Cách nhận biết bộ ấm chén gốm có bị nhiễm độc hay không?
Mẹo rửa bay vết ố trên bộ ấm chén uống trà
Trung Quốc vào thời Đường, người ta dùng nồi để pha trà và uống luôn trong bát. Trà dùng trong thời gian đó là trà bánh hoặc trà bột.
Đến thời nhà Tống thì người ta mới làm ra một loại bát nông được gọi là “trản” và trà dùng ngoài trà bánh, trà bột còn có thêm loại trà lá khô rơi như ngày nay.
Cho tới thời nhà Minh thì người ta mới làm ra ấm để hãm trà và uống bằng chén nhỏ. Bộ ấm chén pha trà thời Minh gắn liền với địa danh sản xuất ấm đó là Nghi Hưng địa danh chuyên sản xuất ấm đất, với đủ loại hình dáng, hình thù đa dạng và kích cỡ chuẩn mực. Cũng trong thời nhà Minh, trà cũng bắt đầu được du nhập qua Châu Âu và đã nhanh chóng được nhiều người tiếp nhận.
Từ ý tưởng bộ ấm chén pha trà của Trung Quốc cùng với các bộ ấm uống café của Châu Âu, người ta đã sáng tạo ra những bộ ấm chén uống trà có hình dạng đặc trưng bằng sành, sứ, thủy tinh. Chén được ưa chuộng dùng uống trà là chén sứ trắng đặc không quai, sứ trắng làm nổi màu của nước trà. Châu Âu thì lại uống trà trong chén nhỏ có quai, và dùng đĩa nhỏ để lót tách.
Cho tới thời nhà Thanh thì người ta mới làm ra loại ấm chén có nắp vừa dùng để hãm trà và dùng để uống trà.
Sở dĩ Bát Tràng là tên của làng gốm chuyên sản xuất đồ gốm thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Và cũng là nét đẹp truyền thống của những người con đất Việt, đồ gốm Bát Tràng luôn được đánh giá rất cao về chất lượng tốt hơn bộ ấm chén của Trung Quốc. Một phần là do nguyên liệu đất ở nơi đây rất tốt, có nhiều khoáng nên khi làm ra ấm trà sẽ giúp trà đặc ngon và thơm hơn nhờ chất khoáng trong đất.
Cho nên bộ ấm chén uống trà Bát Tràng rất được ưa chuộng, không chỉ vậy mà làng Bát Tràng vẫn luôn giữ nét truyển thống về cách làm gốm như sử dụng bàn xoay, dùng kỹ năng “vuốt tay, be trạch” để tạo hình chứ không dùng phương pháp đổ khuôn. Chính những yếu tố này mà bộ ấm chén Bát Tràng luôn dày hơn và vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống mộc mạc ngay từ những nét vẽ.
Nhật Bản một trong những đất nước cực kỳ chuộng trà, đối với người Nhật thì trà gần như là một loại nước uống quen thuộc, một nét văn hóa truyền thống trong các buổi lễ tại đất nước này, như uống trà bằng bát trong các buổi lễ dùng trà bột để pha, hay thường ngày vẫn dùng ấm chén để uống trà lá. Người Nhật lại hay chuộng số lẻ, cho nên trong mỗi bộ ấm chén uống trà của người Nhật chỉ có 5 chén uống trà thay vì 5 chén như người Việt mình.
Bộ ấm chén tử sa đen đắp nổi hoa Đào đỏ và phụ kiện
Ở Trung Quốc ngoài ấm hãm trà ra thì người ta còn sử dụng một số dụng cụ chuyên trung gian được gọi là “trà hái”, hình dáng nhỏ hơi giống như bình đựng sửa ở bên phương tây nhưng nhỏ hơn, nhằm mục đích dừng thời gian hãm trà khi lượng nước trong ấm không thể rót hết ra chén hoặc để lược xác trà trước khi rót vào chén. Trung Quốc và Việt Nam xưa đều có điểm chung là không dùng đĩa nhỏ để đựng chén uống trà mà dùng một loại đĩa sâu to hơn được gọi là “trà thuyền” để chứa nước nóng ngâm ấm, chén cho nóng. Ngày nay để lịch sự hơn thì người ta đã sử dụng đĩa lót chứ không còn dùng địa sâu.
Còn ở Việt Nam ta, cách uống trà của ta so với người Nhật và Trung Quốc đều như nhau, nhưng khác nhau ở những bộ ấm chén Bát Tràng pha trà, quan niệm trong uống trà.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn và cần được tư vấn tận tình thì liên hệ trực tiếp cho Gốm Sứ Bảo Khánh chúng tôi, để được tư vấn MIỄN PHÍ và đặt mua trực tuyến bộ ấm chén dụng cụ thích hợp, chúng tôi sẽ giao tận nơi cho bạn:
Công ty TNHH Gốm Sứ Bảo Khánh
Hà Nội - Địa chỉ: Số 14 đường Bát Tràng, Hà Nội
Điện thoại: 0886 323 323 - 0901 500 333 - 0886 855 575
Facebook: http://www.facebook.com/gomsubaokhanh
Email: sales@chogombattrang.vn
Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất
Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt