Ấm chén Tử Sa Bát Tràng – Nét độc đáo trong nghề gốm người Việt

Ấm chén Tử Sa vốn xuất từ vùng Nghi Hưng, Giang Tô, Trung Quốc, nhưng nay những nghệ nhân làng gốm sứ đất Việt đã tự làm ra ấm chén tử sa bát tràng, do chính tay người Việt làm ra và chất lượng hoàn toàn không thua kém.

Trong 4 quốc bảo người Trung Hoa xưa thì ấm chén tử sa là một trong 4 quốc bảo đang được bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống gồm sứ tại Trung Quốc ngày nay:

  1. Kinh kịch.
  2. Quốc họa thủy mạc.
  3. Ấm tử sa.
  4. Lụa Tô Châu.

Chính sự hiếm, cộng thêm là một trong 4 quốc bảo nên những người sành trà đều rất muốn sở hữu. Không chỉ vì chất lượng ấm đem lại, mà còn tôn thêm sự sang trọng, uy quyền cho gia chủ sở hữu. Tương truyền kể lại thì loại ấm này pha trà nào cũng đem lại hương thơm ngào ngạt và làm cho trà trở nên thơm và ngon hơn bình thường.

Để có thể làm ra được ấm tử sa Bát Tràng thì những nghệ nhân làm gốm phải chọn rất kỹ đất làm phải là loại tốt, và đất đủ chất lượng là đất được lấy ở Quế Quyển, nhưng quan trọng là cách thức tạo hình, công đoạn làm và trộn nguyên vật liệu đất làm sao có thể tạo ra được loại đất sánh ngang với đất ở Giang Tô.

Mỗi bộ ấm chén tử sa được nung ở nhiệt độ chuẩn là 1200 – 1500 độ C. Nhằm loại bỏ hết các hợp chất chì, kim loại và độc tố trong đất.

Ấm có hình dáng mộc mạc, tự nhiên cùng với chất liệu tốt cho nên ngay cả những người khó tính nhất như vua Gia Long xưa cũng đều rất mê loại ấm này. Ngoài ra, bộ ấm chén tử sa có một đặc tính cực kỳ đặc biệt đó là càng dùng thì lại càng sáng bóng nhờ nguyên liệu đất độc đáo làm ra ấm.

 

Bộ ấm chén tử sa đỏ đắp nổi hoa Phù Dung và phụ kiện

Ấm tử sa là gì mà khiến bao người mê mẩn đến vậy?

Ấm tử sa thường có màu tím, xuất phát từ vùng Giang Tô, Trung Quốc cho nên mới được gọi là tử sa.

Ấm được làm bằng đất nung ở nhiệt độ cao, không được tráng men nên mỗi ấm tử sa đều có màu sắc nâu đất mộc mạc

Những đặc tính định nghĩa nên Ấm Tử Sa

+ Kích thước và kiểu dáng đa dạng: có rất nhiều những kiểu ấm cầu kỳ hoa mỹ như giả gốc cây, con thú, lá cây, hoa quả… Tuy nhiên, những loại ấm này theo giới sành trà thì chỉ dùng để làm vật trang trí sưu tầm. Các ấm chuyên dụng để pha trà tốt nhất thường có hình dáng đơn giản, mộc mạc, thành ấm đồng đều giúp cân bằng nhiệt độ trong ấm, chịu nhiệt tốt, giữ nhiệt được lâu hơn.

+ Chất lượng ấm tử sa bát tràng giúp trà pha ngon hơn: do lượng khoáng trong đất làm ấm tử sa giúp giảm độ gắt, khô của nước trà, giúp nước trà mềm và hương dịu hơn. Tuy nhiên, chính lượng khoáng trong ấm này mà các trà loại nhẹ đều không phù hợp, vì có thể làm mất đi giá trị của trà.

+ Đất tử sa có độ xốp chịu nhiệt tốt và giữ nhiệt lâu.

+ Ấm cung cấp khoáng nên phần nào giúp tăng thêm hương vị cho trà, giúp trà thơm hơn.

Ấm chén tử sa bát trà không chỉ đem lại chất lượng cho trà pha trong ấm, mà còn hấp dẫn những người uống trà bằng vẻ đẹp trầm, kiểu dáng phong phú, cùng với bề dày lịch sử hình thành ấm lâu đời.

Bộ ấm chén tử sa đen đắp nổi hoa Phù Dung và phụ kiện

Cách lựa chọn một bộ ấm chén Tử  Sa

Để lựa chọn một bộ ấm tử sa thì cần chú ý 3 yếu tố sau, vì đây là yếu tố quyết định cho việc chọn ấm:

+ Kích thước ấm: ấm có nhiều kích cỡ từ 75ml đến 225ml và lớn hơn, với mỗi chén cỡ 50ml. Nếu là người mới thưởng thức trà bằng ấm chén tử sa bát tràng thì nên chọn một bộ ấm chén cỡ 100ml đến 175ml (loại ấm dành cho 2-4 người cùng uống)

+ Hình dáng ấm đa dạng: dáng ấm được chia làm 2 loại: dáng cao và dáng thấp. Dáng ấm cao thích hợp với trà xanh,trà ô long hay trà phổ nhĩ thường là trà loại nhẹ. Dáng thấp thích hợp với thiết quan âm, đại hồng bào hay hồng trà thường là các trà loại mạnh.

+ Nhiệt độ nung ấm: nhiệt độ nung khác nhau sẽ tạo ra chất lượng ấm khác nhau. Ấm nung trong nhiệt độ cao thường cứng hơn, thành ấm mỏng, tản nhiệt nhanh, lỗ khí nhỏ rất thích hợp cho các loại trà nhẹ. Ấm nung ở nhiệt độ thấp, đất thường xốp, thành ấm sẽ dầy, nên giữ nhiệt rất tốt, phù hợp cho các loại trà mạnh. Để biết được ấm nào nung ở nhiệt độ cao và thấp thì ấm màu đỏ tức nung ở nhiệt độ cao, đất nung ở nhiệt độ thấp có màu nâu.

Những điều cần làm với mỗi ấm tử sa mới

Ấm chén tử sa Bát tràng được làm ra trực tiếp từ chính bàn tay của những nghệ nhân làng gốm truyền thống Bát Tràng. Chính vì thế mà bạn có thể yên tâm về nguồn gốc và  không có độc tố kim loại, chì rất an toàn khi sử dụng.

Nhưng do quá trình vận chuyển bụi đất bám vào, cho nên mỗi bộ ấm chén tử sa mới cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng, 6 bước vệ sinh ấm:

+ Bước 1: rửa ấm bằng nước nóng. Chà kỹ ấm bằng bàn trải đánh răng với kem đánh răng, cả bên trong và bên ngoài ấm.

+ Bước 2: đun sôi ấm 30 phút: nhớ lót đáy ấm và quấn vải nắp ấp để bảo vệ ấm khỏi va đập khi nước sôi, đảm bảo nước ngập ấm và nắp ấm.

+Bước 3: để nguội Sau 30 phút, tắt bếp và để nước nguội dần.

+ Bước 4: rửa lại ấm và nắp ra rửa lại bằng nước ấm.

+ Bước 5: luyện ấm như một người “chuyên nghiệp” luyện ấm, bạn có thể làm thêm như sau: Tiếp tục cho ấm vào nồi đun sôi trở lại, mở nắp ấm và cho vào khoảng 3 muỗng loại trà bạn dự định pha với ấm này. Tắt bếp, đậy nắp ấm và hãm trong 30 phút, sau đó đổ hết bã trà và rửa sạch bằng nước ấm. Lặp lại một lần nữa để tăng thêm hương vị trà vào bề mặt ấm trà.

+ Bước 6: ấm trà của bạn đã sẵn sàng sử dụng

Mách nhỏ mẹo sử dụng bộ ấm chén bát tràng

+ Đổ tràn nước qua miệng ấm khi pha trà, và dùng vải mềm lau khô ấm như vậy cao trà sẽ bóng sáng hơn.

+ Không cọ rửa ấm, chỉ làm sạch bằng cách đun ấm ngập trong nước.

+ Khi bạn muốn đổi loại trà khác thích hợp hơn cho ấm trà, hãy làm sạch ấm trở lại 6 bước làm sạch phía trên.

Hy vọng bài viết sau giúp cho quý khách hàng phần nào hiểu về bộ ấm chén uống trà bát tràng, nguồn gốc xuất xứ và các mẹo sử dụng ấm.

Chúc các bạn tìm được bộ ấm chén bát tràng phù hợp!

 

Bài viết khác
Sản phẩm bạn vừa xem
Giao hàng toàn quốc Thời gian giao từ 3-6 ngày
Thanh toán dễ dàng Thanh toán khi nhận hàng
Đổi và trả hàng Thời gian đổi trả lên đến 7 ngày

Đăng ký nhận tin

Cập nhật thông tin khuyến mại nhanh nhất

Hưởng quyền lợi giảm giá đặc biệt